Siêu âm tinh hoàn là gì?

Siêu âm tinh hoàn

Siêu âm tinh hoàn là thủ thuật y tế quan trọng giúp sớm phát hiện các vấn đề sức khỏe của nam giới. Để hiểu thêm về thủ thuật y khoa này, bạn hãy cùng theo dõi thông tin chi tiết trong bài viết sau.

Tại sao nên siêu âm tinh hoàn?

Siêu âm tinh hoàn là cách sử dụng các sóng âm để tạo thành hình ảnh bên trong cơ thể.

Những hình ảnh này sẽ được phục vụ cho quá trình chẩn đoán và điều trị các vấn đề về tinh hoàn của nam giới.

Các thủ thuật siêu âm tinh hoàn luôn được các bác sĩ ưu tiên hàng đầu trong quá trình khám nam khoa.

Các thủ thuật diễn ra bên ngoài cơ thể nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Hiện tại, siêu âm tinh hoàn cực kỳ quan trọng bởi nó giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về các bệnh lý ở tinh hoàn bao gồm:

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh;
  • Xoắn tinh hoàn;
  • Viêm mào tinh hoàn;
  • Viêm tinh hoàn;
  • Tinh hoàn ẩn;
  • Các chấn thương tinh hoàn.

Các trường hợp phải nhờ tới siêu âm tinh hoàn

Siêu âm tinh hoàn được thực hiện khi nam giới xuất hiện các dấu hiệu bất thừng về bìu, tinh hoàn, tinh dịch…

Ngoài ra, các bệnh nhân gặp các vấn đề thương tích, đau hay sưng tinh hoàn cũng được các bác sĩ chỉ định thực hiện siêu âm tinh hoàn, cụ thể:

Siêu âm kiểm tra cục u tinh hoàn

Khi xuất hiện cục u tinh hoàn, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện siêu âm tinh hoàn đầu tiên. Lúc này người bệnh sẽ được xét nghiệm để tìm khối u bên trong.

Hình ảnh siêu âm sẽ đưa ra các thông tin chính xác về khối u bên trong tinh hoàn như:

  • Kích thước khối u;
  • Vị trí của khối u;
  • Khối u có chứa chất lỏng hay không;
  • Khả năng gây ung thư của khối u.

Với những kết quả đưa ra, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và xem xét khả năng khối u có phải là ung thư tinh hoàn hay không.

Từ đó đưa ra các phương pháp điều trị hoặc xử lý phù hợp với từng trường hợp khác nhau.

Kiểm tra xoắn tinh hoàn phải nhờ tới siêu âm

Xoắn tinh hoàn là bệnh lý khá nghiêm trọng của nam giới, biểu hiện ban đầu dễ nhận thấy là bệnh nhân cảm thấy đau đớn dữ dội.

Nguyên nhân là do dây tinh trùng cung cấp máu cho tinh hoàn bị xoắn và cản trở máu lưu thông.

Bệnh nhân nếu không được can thiệp kịp thời sẽ làm mô tinh hoàn bị chết và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản của nam giới.

Để biết bệnh nhân có mắc bệnh xoắn tinh hoàn hay không sẽ phụ thuộc vào kết quả của xét nghiệm tinh hoàn.

Nếu có, bệnh nhân sẽ được can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật để ngăn chặn những tác hại cho phần tinh hoàn của bản thân.

Viêm Epididymitis cần được siêu âm để chuẩn đoán

Epididymitis là ống cuộn chặt phía sau của tinh hoàn, khi ống này bị viêm sẽ cản trở sự lưu trữ và di chuyển của tinh trùng.

Nếu tình trạng viêm để lâu ngày sẽ gây cục cứng hay bị sưng phần tinh hoàn do dịch bị tích tụ lâu ngày hình thành.

Nhiễm trùng và tổn thương tin hoàn

Tinh hoàn là bộ phận lưu trữ và tạo ra tinh trùng, nhưng vì một số nguyên nhân như nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật làm ảnh hưởng đến khả năng sản sinh và lưu trữ tinh trùng.

Tinh hoàn không bị tổn thương (undescended)

Thông thường trong quá trình hình thành thai nhi, tinh hoàn sẽ tự động chuyển vào túi bìu vào tháng thứ 8 trước khi em bé được ra đời. Nhưng ở một vài đứa trẻ sẽ không xảy ra hiện tượng này.

Tình trạng này thường xảy ra với những bé trai sinh non và được khắc phục trong vòng vài tháng.

Một số trường hợp bệnh nhân sẽ được các bác sĩ áp dụng phương pháp phẫu thuật để đưa tinh hoàn trở về vị trí bìu.

Quy trình thực hiện siêu âm đối với tinh hoàn

Chuẩn bị

Siêu âm tinh hoàn là thủ thuật y tế phổ biến trong khám nam khoa, bạn có thể lựa chọn thực hiện xét nghiệm ở rất nhiều bệnh viện, phòng khám trên cả nước – Khám tinh hoàn ở bệnh viện nào tốt nhất

Trước khi bước vào thực hiện siêu âm bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không ăn uống trước thời gian đặt lịch hẹn siêu âm.
  • Khi siêu âm bạn sẽ phải loại bỏ tất cả quần áo bên dưới thắt lưng, có thể sử dụng quần áo mỏng khi thực hiện.
  • Hợp tác với các bác sĩ để thiết bị siêu âm có thể đưa ra được những hình ảnh chính xác nhất về những bất thường của tinh hoàn.

Các bước thực hiện siêu âm tinh hoàn

Quá trình siêu âm sẽ được thực hiện trong 15 – 30 phút, bởi các nhân viên uy tế chuyên về siêu âm tinh hoàn.

Đây có thể là chuyên gia về tiết niệu, siêu âm hay chụp X quang.

Trước khi siêu âm người bệnh sẽ được giải thích tất cả những điều diễn ra trong quá trình thực hiện xét nghiệm, cụ thể:

Người bệnh sẽ được nhân viên y tế yêu cầu nằm úp mặt lên bàn, nhân viên y tế sẽ sử dụng một máy cầm tay nhỏ (máy chuyển đổi) để chụp ảnh.

Bệnh nhân sẽ được sử dụng một loại gel nước để tạo liên kết tốt nhất cho đầu dò và phần da phía dưới.

Mặt khác, gel cnxg giúp cho quá trình di chuyển được thực hện dễ dàng, hình ảnh chụp rõ ràng hơn.

Trong quá trình chụp tinh hoàn, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, sưng hoặc gặp chấn thương khi tiếp xúc với ánh sáng của bộ chuyển đổi.

Sau khi khám xong người bệnh sẽ được lai sạch gel và di chuyển ra bên ngoài.

Kết quả siêu âm

Các hình ảnh siêu âm sau khi được thực hiện sẽ được chuyển đi xử lý, nếu được xử lý nhanh bệnh nhân sẽ nhận được kết quả ngay sau khi thực hiện siêu âm.

Nếu không rõ về các kết quả trích từ máy siêu âm ra bạn nên hẹn khám và theo dõi tình trạng bệnh.

Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ trực tiếp kiểm tra kết quả và giải thích cụ thể nhất cho bạn.

Ngoài ra, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường trong kết quả siêu âm, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm y tế tiếp theo để đưa ra kết quả chính xác nhất.

Như vậy, siêu âm tinh hoàn là thủ thuật y tế an toàn, hiệu quả trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến tinh hoàn.

Hi vọng, với những thông tin hữu ích về siêu âm tinh hoàn trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân.

Nguồn tham khảo : 2khoe.com

Bình luận của bạn