Lậu là bệnh lý rất dễ lây nhiễm. Vậy nhưng không phải ai trong chúng ta cũng đều biết bệnh lậu lây qua đường nào? Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ người nhiễm lậu ngày một gia tăng.
Tác nhân gây bệnh lậu là do song cầu lậu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra. Đây là một vi khuẩn có trong môi trường ẩm ướt, có nhiệt độ cao trên cơ thể người như cơ quan sinh dục, miệng, hậu môn…
Bệnh lậu có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, những người đang trong độ tuổi sinh sản, có đời sống tình dục phong phú, là đối tượng dễ mắc lậu nhất hiện nay.
Nhiều người trong chúng ta nhầm tưởng bệnh lậu chỉ lây qua con đường tình dục. Nhưng trên thực tế, lậu có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau. Có thể nhắc đến một số con đường lây nhiễm bệnh lậu chính gồm:
Quan hệ tình dục không an toàn qua bất kể con đường nào như: qua cơ quan sinh dục, hậu môn hay miệng… đều có khả năng nhiễm bệnh lậu. Đặc biệt khi các vị trí này đang bị tổn thương thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ càng cao.
Xem thêm: Có nên quan hệ bằng miệng?
Trong các đồ dùng sinh hoạt cá nhân của người bệnh như: khăn tắm, quần lót, cốc uống nước, bàn chải đánh răng… đều có thể chứa lậu cầu khuẩn. Do đó, nếu bạn sử dụng chung các đồ dùng này với người bệnh thì sẽ dễ bị nhiễm lậu.
Lậu cầu khuẩn có thể tấn công vào máu của người bệnh. Bởi vậy, việc sử dụng bơm kim tiêm hay nhận máu của người bị lậu đều có thể lây nhiễm mầm bệnh vào cơ thể.
Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có thể lây nhiễm mầm bệnh sang thai nhi qua hệ thống tuần hoàn. Trẻ sinh thường qua đường âm đạo sẽ dễ bị nhiễm khuẩn lậu ngay khi chào đời.
Lậu cầu khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ không gây bệnh ngay. Khoảng sau 3-5 ngày ủ bệnh, người bệnh mới thấy xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu ở nam giới và nữ giới là khác nhau, cụ thể:
– Người bệnh tiểu đau, tiểu buốt, tiểu thường xuyên, nhiều lần trong ngày.
– Nước tiểu có lẫn mủ hoặc máu.
– Xuất hiện mủ ở lỗ sáo, thường gặp khi sáng sớm.
– Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, kiệt sức.
– Ăn uống không cảm thấy ngon miệng, đôi khi chán ăn.
– Nổi hạch ở bẹn.
– Tiểu đau buốt.
– Niệu đạo chảy mủ màu vàng (xanh).
– Vùng kín ngứa, có mùi hôi khó chịu.
Các dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới thường phát triển khá âm thầm. Chúng có nét tương đồng với các bệnh phụ khoa thông thường. Do đó rất dễ bị nhầm lẫn hoặc bỏ qua.
Bệnh lậu có thể tác động và để lại nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Và việc điều trị bệnh lý này chưa bao giờ là dễ dàng.
Bởi vậy bản thân mỗi chúng ta nên nâng cao ý thức phòng tránh bệnh lậu bằng cách:
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, lậu là một căn bệnh nguy hiểm. Do đó, một khi bị nhiễm phải căn bệnh này, bản thân mỗi chúng ta nên chủ động chữa trị ngay để không lây nhiễm bệnh sang cho người khác. Điều này sẽ giúp bệnh tránh lây lan, gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
Nguồn tham khảo : 2khoe.com