Chỉ số huyết áp bình thường trong cơ thể

chỉ số huyết áp bình thường

Huyết áp giúp bạn sớm phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm đang gặp phải. Vậy chỉ số huyết áp bình thường được tính như thế nào?

Huyết áp là gì?

Huyết áp là từ Hán Việt, được dùng để diễn tả áp lực của máu bên trong hệ thống mạch máu của cơ thể. Theo đó, tim co bóp và sức cản của động mạch là những yếu tố hình thành lên huyết áp.

Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số huyết áp bình thường

Chỉ số huyết áp được xác định bằng máy, với đơn vị mmHg (milimet thủy ngân) và sẽ được biểu thị bằng 2 trị số dạng như XX/YY mmHg. Trong đó, XX và YY lần lượt là:

  • Huyết áp tâm thu: Là huyết áp cực đại đo được khi tim co bóp đẩy máu.
  • Huyết áp tâm trương: Là huyết áp cực tiểu đo được khi tim thả lỏng.

Thông thường ở người lớn khỏe mạnh sẽ có chỉ số huyết áp là 120/80 mmHg. Tức là áp lực máu khi tim co bóp là 120mmHg còn khi tim thả lỏng là 80 mmHg. Còn nếu nằm ngoài khoảng này, sẽ được gọi là huyết áp cao hoặc huyết áp thấp.

  • Huyết áp cao: huyết áp tâm trương cao quá mức 90mm Hg và huyết áp tâm thu cao hơn 140mg Hg
  • Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu nhỏ hơn 100mm Hg

Theo các bác sĩ, một chỉ số huyết áp được coi là bình thường sẽ phụ thuộc vào từng độ tuổi khác nhau. Vì thế, sẽ có sự khác biệt về chỉ số này ở những đối tượng khác nhau như người lớn, trẻ em hay phụ nữ đang mang thai.

Chỉ số huyết áp trong thai kỳ

Khi mang thai, huyết áp của các thai phụ cũng có sự thay đổi đáng kể và điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Theo đó, các mẹ bầu thường bị tăng, giảm huyết áp do một số nguyên nhân sau:

  • Tuổi tác (mang thai khi ngoài 30 tuổi)
  • Mang đa thai.
  • Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng.
  • Thời tiết thay đổi.
  • Thiếu máu

Lúc này, thai phụ và người nhà cần theo dõi cẩn thận chỉ số huyết áp và những thay đổi để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm như sản giật, tiền sản giật.

Chỉ số huyết áp bình thường ở trẻ em

Huyết áp ở trẻ em thường thấp, nhưng chỉ số này sẽ dẫn ổn định hơn khi trẻ trường thành, sau khi dậy thì. Các chuyên gia cho rằng, không nên quá lo lắng về vấn đề này bởi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng không có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp như người lớn tuổi.

Trường hợp muốn xác định chỉ số huyết áp bình thường ở trẻ em, cần phải có đầy đủ những thông tin về độ tuổi, giới tính, chiều cao và cân nặng.

Làm gì khi bị huyết áp cao, huyết áp thấp?

Sự thay đổi của huyết áp ra ngoài chỉ số ổn định có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như lối sống hay do bệnh lý. Thậm chí, nếu việc thay đổi diễn ra quá nhanh, quá đột ngột thì có thể gây ra những nguy hiểm tới tính mạng.

Những điều cần làm khi huyết áp cao

Huyết áp có thể tăng từ từ nhưng không có những biểu hiện hay triệu chứng cụ thể. Vì thế, huyết áp cao còn được biết tới với tên gọi “kẻ giết người âm thầm”.

Để xác định một người có mắc huyết áp cao hay không, cách tốt nhất được thực hiện là đo huyết áp. Ngoài ra, có thể thực hiện xét nghiệm hay điện tâm đồ để chẩn đoán chính xác hơn.

Đối với những bệnh nhân cao huyết áp, tùy theo mức độ mà các bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị sau:

  • Sử dụng thuốc: thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế beta…
  • Thay đổi lối sống: không sử dụng chất kích thích, hạn chế ăn mặn, thường xuyên tập thể dục để duy trì cân nặng hợp lý.

Trường hợp huyết áp tăng đột ngột, không kiểm soát, người bệnh cần được đưa vào vòng cấp cứu để theo dõi và áp dụng những biện pháp giảm huyết áp kịp thời, tránh suy tim, đột quỵ…

Những điều cần làm khi huyết áp thấp

Huyết áp thấp do tình trạng tụt huyết áp gây ra và thường khiến cho người bệnh cảm thấy hoa mắt, chóng mặt… Ở một số trường hợp nghiệm trọng, huyết áp thấp kéo dài có thể gây biến chứng suy tim, suy thận cho người bệnh.

Tuy nhiên, một số biện pháp sau có thể giúp huyết áp của bạn cao hơn:

  • Uống nhiều nước;
  • Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống có chứa cồn;
  • Sử dụng vớ ép y khoa;
  • Bổ sung thêm muối vào các món ăn hàng ngày của gia đình;
  • Ăn đủ chất, cách tốt nhất nên chia thành nhiều bữa nhỏ để ăn hàng ngày;
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (các loại thuốc thường dùng là thuốc hạ huyết áp amlodipin, Fludrocortisone và Midodrine).

Bên cạnh đó, những bệnh nhân huyết áp thấp nên chú ý không nên đột ngột thay đổi tư thế. Bởi điều này làm máu không kịp lên não dẫn tới choáng, ngất xỉu.

Hi vọng với những chia sẻ trên về chỉ số huyết áp, đã cung cấp cho bạn đọc thông tin quan trọng về sức khỏe. Từ đó, sẽ kịp thời phát hiện những bất thường về huyết áp và điều trị khi cần thiết.

Nguồn tham khảo : 2khoe.com

Bình luận của bạn