Toát mồ hôi lạnh chóng mặt là bệnh gì?

toát mồ hôi lạnh

Chóng mặt, toát mồ hôi lạnh lâu nay vẫn tình trạng không hề hiềm gặp. Chúng có thể xuất hiện đơn lẻ nhưng thường đi kèm cũng nhau nhiều hơn. Vậy nên làm gì khi bị toát mồ hôi lạnh, chóng mặt? 

Nguyên nhân gây toát mồ hôi lạnh chóng mặt

Toát mồ hôi là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi hoạt động thể lực, sinh nhiệt và đốt cháy năng lượng. Tuy nhiên, nếu bỗng dưng bị toát mồ hôi lạnh và chóng mặt thì hãy nên cẩn trọng, bởi tình trạng này có thể do một số nguyên nhân sau gây ra:

Đau tim

Chóng măt, toát mồ hôi lạnh chỉ là hai trong số những dấu hiệu phổ biến do các cơn đâu tim gây ra. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ còn cảm thấy tức ngực, cơn đau lan rộng ra các vị trị lân cận như lưng, cánh tay, cổ hay thậm chị cả quai hàm.

Theo các bác sĩ, sự suy giảm đột ngột của nhịp tim và huyết áp chính là nguyên nhân dẫn tới một loạt các triệu chứng trên.

Rối loạn tuyến giáp

Đổ môi hôi lạnh, kèm theo tình trạng chóng mặt có thể xuất phát từ việc hoạt động quá mức của tuyến giáp (hội chứng cường giáp). Lúc này, các tuyến mồ hôi sẽ bị kích thích liên tục nên cơ thể sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn. Cùng với đó là hiện tượng tim đập nhanh hơn và sụt cân không kiểm soát.

Tác dụng phụ của thuốc

Những loại thuốc tây thường có thể gây ra những tác dụng phụ cho cơ thể khi sử dụng, bao gồm các hiện tượng đau đầu, chóng mặt, toát mồ hôi hay nôn, buồn nôn. Có thể kể tới một số loại thuốc như:

Bỏ bữa, nhịn ăn

Bỏ bữa, nhịn ăn dẫn tới tình trạng hạ đường huyết, tụt huyết áp. Lúc này, một loạt triệu chứng như đau dầu, chóng mặt, toát mồ hôi lạnh sẽ xuất hiện. Ngoài ra, tim đập nhanh, bụng quặn thắt cồn cào cũng là những biểu hiện thường gặp.

Rối loạn hormone

Sự rối loạn hormone thường khiến cho cơ thể đổ nhiều hormone hơn, đặc biệt là vào ban đêm cho dù thời tiết không hề quá nóng. Đây là tình trạng phổ biến ở những nam giới có nồng độ testosterone thấp và nữ giới ở giai đoạn mãn kinh.

Do lỗi dây thần kinh

Đổ mồ hôi với lượng nhiều là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp phải chứng tăng tiết mồ hôi do có dây thần kinh bị lỗi. Vì thế, tín hiệu tới não bộ tới các tuyến mồ hôi không được chính xác, dẫn tới tình trạng trên. Thậm chí, ở nhiều trường hợp, lượng mồ hôi đổ ra có thể gấp 10 lần mức bình thường.

Do các nguyên nhân bệnh lý khác

Ngoài những nguyên nhân trên, toát mồ hôi lạnh kèm theo chóng mặt còn bắt nguồn từ nhiều bệnh lý sau:

  • Cảm cúm.
  • Bệnh lao
  • Xuất huyết đường tiêu hóa.
  • Tiểu đường.
  • Viêm tuyến thượng thận.
  • Thai ngoài tử cung.

Làm gì khi bị toát mồ hôi lạnh chóng mặt?

Thực tế khi bị toát mồ lạnh, chóng mặt rất ít trường hợp đi tìm hiểu tại sao lại xuất hiện tình trạng này trên cơ thể mà thường chủ quan bỏ qua. Chỉ tới khi nó diễn biến nhanh và đột ngột mới tìm cách xử lý. Tuy nhiên theo các bác sĩ, việc xử lý cần phải tìm hiểu và căn cứ vào nguyên nhân cụ thể để tránh nguy hiểm.

Với những trường hợp bị toát mồ hôi lạnh do nhịn ăn, bỏ bữa dẫn tới hạ đường huyết, tụt huyết áp thì cần phải bổ sung thêm đường ngay tức khắc. Tốt nhất nên có sẵn kẹo ngọt nhưng không nên dùng socola. Tiếp đó, nên thực hiện ăn theo bữa với đầy đủ dưỡng chất.

Trường hợp do rối loạn tuyến giáp hay rối loạn bệnh hormone, người bệnh nên tìm tới bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chi tiết hơn về phương pháp điều trị. Đó có thể là việc tiêm thuốc hoặc sử dụng một số thực phẩm hỗ trợ để tình hình được cải thiện hơn.

Còn nếu bị chóng mặt, toát mồ hôi lạnh do tác dụng phụ của thuốc, hãy trao đổi thêm và lấy ý kiến của các bác sĩ về việc có thể chuyển thuốc hoặc thay đổi phương pháp điều trị hay không.

Nguồn tham khảo : 2khoe.com

Bình luận của bạn