Thông thường, tình trạng đau tức bụng dưới ở phụ nữ những cơn đau âm ỉ, dữ dội ở quanh khu vực bụng dưới rốn khá phổ biến.
Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng đau bụng dưới ở phụ nữ có thể chỉ là dấu hiệu sinh lý hoàn toàn bình thường nhưng khi đi kèm với các dấu hiệu bất thường khác thì nó có thể là do các bệnh lý gây ra.
Phần lớn các chị em phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt sẽ gặp phải những dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt, trong đó có tình trạng đau tức bụng dưới. Vấn đề này bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết tố cơ thể trong chu kỳ kinh.
Khi đến kỳ rụng trứng, bên trong buồng trứng sẽ rụng noãn cùng với một số chất dịch và máu. Điều này sẽ gây kích ứng niêm mạc buông trứng và gây ra những cơn đau nhói ở vùng bụng dưới.
Đây là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường xảy ra vào mỗi kỳ rụng trứng mà các bạn không cần phải lo lắng.
Những trường hợp bị viêm lộ tuyến cổ tử cung hay viêm buồng trứng, viêm vòi trứng đều có thể gây ra hiện tượng đau tức bụng dưới cho các chị em phụ nữ.
Bên cạnh đó, những bệnh lý này còn kéo theo nhiều dấu hiệu bất thường khác như dịch tiết âm đạo bất thường, chảy máu khi quan hệ, tiểu đau, rát…
Những phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 40 tuổi rất dễ mắc bệnh u xơ tử cung. Mặc dù không gây ra quá nhiều sự ảnh hưởng nhưng căn bệnh này cũng có thể dẫn tới một số triệu chứng như đau bụng dưới, đau lưng, kinh nguyệt bất thường…
Với những phụ nữ đang mang thai ở những tháng đầu thai kỳ. Nếu gặp phải hiện tượng đau tức bụng dưới thì hãy cẩn trọng. Bởi trong một số trường hợp, dấu hiệu này có thể cảnh báo tình trạng mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm.
Theo các chuyên gia y tế, với những trường hợp bị đau tức bụng dưới ở mức độ nhẹ do các vấn đề sinh lý gây ra thì không không nên quá lo lắng.
Các bạn chỉ cần áp dụng một số phương pháp như chườm nóng, massage nhẹ nhàng hay dùng cao, dầu để làm giảm cơn đau.
Tuy nhiên, với những trường hợp gặp phải tình trạng đau tức bụng dưới nặng nề, kéo dài không dứt kèm theo các biểu hiện bất thường khác thì nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Bởi nếu bạn chủ quan trong việc điều trị, vấn đề này không chỉ làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Sau khi thăm khám và kiểm tra, bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác tình trạng đau tức bụng dưới của người bệnh là do đâu và tư vấn cách chữa trị phù hợp bằng các phương pháp nội – ngoại khoa khác nhau.
Các bạn cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên bỏ dỡ liệu trình giữa chừng hay áp dụng thêm các phương pháp khác vì nó có thể khiến bệnh không được chữa khỏi và trở nên nặng hơn.
Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý phụ khoa có thể gây ra tình trạng đau bụng dưới và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, các chị em nên duy trì thói quen thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở vùng kín và tầm soát bệnh hiệu quả.
Nguồn tham khảo : 2khoe.com