Lậu cầu khuẩn là gì? Triệu chứng & Phòng Tránh

Lậu cầu khuẩn

Trung bình mỗi năm, trên thế giới có khoảng 62 triệu người nhiễm lậu cầu khuẩn. Trong đó, có đến hơn 80% người bệnh là phụ nữ. Vậy lậu cầu khuẩn là gì? Tại sao chúng lại có sức ảnh hưởng ghê gớm đến vậy. Các bạn hãy cùng Hanoiward.com tìm hiểu thêm những thông tin thú vị về loại vi khuẩn này nhé!

Lậu cầu khuẩn đi đâu cũng có đôi có cặp

Trong y khoa, lậu cầu khuẩn được ghi chép là loại vi khuẩn gây bệnh lậu. Đây là 1 trong 5 bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm nhất hiện nay.

Lậu cầu khuẩn có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae. Chiều dài của chúng ước chừng là 1,6µm và chiều rộng là 0,8µm.

Trên kính hiển vi, lậu cầu khuẩn có hình hạt cà phê. Đặc biệt ở chỗ, vi khuẩn này luôn xếp thành cặp với nhau. Do đó còn có tên gọi khác là song cầu khuẩn.

Chắc hẳn, khi biết đến điều này rất nhiều bạn FA sẽ cảm thấy chạnh lòng đúng không? Ngay cả vi khuẩn cũng có đôi có cặp. Cớ sao đến giờ mình vẫn độc thân?

Lậu cầu khuẩn là một “gã” yêu thích sự ẩm ướt

Ẩm ướt khiến con người cảm thấy khó chịu, bí bách. Thế nhưng, đây lại là môi trường sống lý tưởng dành cho lậu cầu khuẩn. Thật khó tin phải không nào?

Theo chia sẻ của các nhà khoa học, lậu cầu khuẩn không sống được ở nhiệt độ thường. Chúng sẽ chết rất nhanh khi ra ngoài không khí. Tuổi thọ không quá 15 phút.

Thế nhưng, chúng lại phát triển nhanh chóng. Thậm chí 15 phút sinh sôi 1 lần nếu được sống ở những vùng ẩm ướt trên cơ thể. Điển hình như âm đạo (ở nữ giới), niệu đạo (ở nam giới). Hoặc niêm mạc mắt, miệng, họng, hậu môn, …

Lậu cầu khuẩn đã tồn tại hàng thế kỷ

Ngay từ khi chúng ta chưa sinh ra đời, lậu cầu khuẩn đã xuất hiện. Thậm chí, làm mưa làm gió tại các nước châu Âu.

Dù xuất hiện trước đó khá lâu nhưng mãi đến năm 1897, loài người mới biết đến lậu cầu khuẩn. Nhà khoa học tìm ra chúng đã lấy tên của chính mình đặt cho loại vi khuẩn này – Neisseria Gonorrhoeae.

Chỉ có quan hệ tình dục mới lây nhiễm lậu cầu khuẩn

Đây là quan niệm hết sức sai lầm! Có rất nhiều con đường tiếp xúc khác nhau khiến bạn bị lây nhiễm lậu cầu khuẩn. Cụ thể như sau:

Lây nhiễm trực tiếp:

Quan hệ tình dục với người nhiễm lậu. Dù là quan hệ qua đường âm đạo, quan hệ bằng miệng hay hậu môn.

Hôn môi với người nhiễm lậu.

Trẻ sơ sinh nhiễm lậu từ người mẹ trong quá trình sinh thường.

Lây nhiễm gián tiếp: Do dùng chung đồ lót, bồn cầu, khăn tắm.

Bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy lậu cầu khuẩn

Bạn sẽ không thể nào nhìn thấy lậu cầu khuẩn bằng mắt thường. Do đó, để nhận biết sự tồn tại của chúng, cần một số mẹo nhỏ.

Cách thứ 1: Dựa vào triệu chứng bệnh

Một người được coi là nhiễm lậu cầu khi có những triệu chứng sau:

  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau.
  • Niệu đạo có cảm giác ngứa ngáy rấm rứt, khó chịu.
  • Nước tiểu lẫn theo mủ đặc màu vàng xanh. Nhất là lần đi tiểu ngay khi thức dậy buổi sáng.
  • Ở giai đoạn lậu mãn tính, mủ niệu đạo chuyển màu trắng trong như nhựa chuối.

Cách thứ 2: Xét nghiệm dịch niệu đạo tại cơ sở y tế chuyên khoa

Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch đem đi xét nghiệm. Nếu vi khuẩn bắt màu Gram (-) nằm trong tế bào bạch cầu đa nhân trung tính. Chắc chắn, bạn đã nhiễm lậu.

Cách thứ 3: Quan sát dưới kính hiển vi

Dịch niệu đạo khi được đem soi dưới kính hiển vi cũng có thể nhận ra sự xuất hiện của lậu cầu khuẩn.

Lậu cầu khuẩn có thể là nguyên nhân khiến bạn bị vô sinh

Tuy chỉ là một vi khuẩn nhỏ bé nhưng nguy hại mà lậu cầu gây ra rất đáng sợ. Ngoài vô sinh- hiếm muộn, lậu cầu khuẩn còn dẫn đến nhiều biến chứng sau:

  • Ở nam giới: Viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn- mào tinh hoàn.
  • Ở nữ giới: Viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm vùng chậu.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm lậu cầu khuẩn

Thông tin này chưa chính xác đâu bạn nhé! Y học hiện đại có rất nhiều phương pháp hữu hiệu giúp triệt tiêu sự xuất hiện của lậu cầu. Bao gồm điều trị nội khoa, Đông -Tây y kết hợp, …

Người bệnh không nên tùy tiện điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tránh làm vi khuẩn lậu nhờn thuốc, gây khó khăn trong việc chữa trị về sau.

Lời kết:

Trên đây là những thông tin thú vị về lậu cầu khuẩn mà Hanoiward.com muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng, các bạn đã hiểu hơn về lậu cầu, từ đó biết cách phòng ngừa hiệu quả.

Ngay khi nhận thấy bản thân có những triệu chứng nhiễm lậu cầu khuẩn. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị. Không nên để bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bản thân nhé.

Nguồn tham khảo : 2khoe.com

Bình luận của bạn