Nhiều người lầm tưởng niêm mạc là da. Thực tế không phải.
Niêm mạc còn có tên gọi khác là màng nhầy. Đây là lớp lót ngay dưới bề mặt da có nguồn gốc nội bì.
Niêm mạc thường được lót tại các khoang khác nhau trong cơ thể. Đôi khi chúng còn được lót phía bên ngoài và tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
Một số vị trí xuất hiện niêm mạc thường gặp là:
Niêm mạc thường có màu hồng hoặc trắng. Bề mặt niêm mạc thường hơi nhày và ẩm ướt do cấu tạo gồm 2 phần:
Niêm mạc nắm giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng sau:
Trong cơ thể có rất nhiều dạng niêm mạc. Do đó, trong bài viết này hanoiward.com chỉ giới thiệu đến bạn những loại niêm mạc thường gặp nhất.
Đây là lớp mô bao phủ toàn bộ bề mặt tử cung. Cấu tạo gồm 2 phần là lớp đáy và lớp nông.
Độ dày của niêm mạc tử cung thay đổi qua từng giai đoạn, cụ thể như sau:
Nếu không xảy ra quá trình thụ thai, niêm mạc tử cung sẽ dần bong tróc tạo thành kinh nguyệt.
Niêm mạc tử cung quá dày (hơn 20 mm) hay quá mỏng (dưới 8 mm) đều gây khó khăn cho việc thụ thai. Canh niêm mạc trước khi mang thai có thể giúp chị em cải thiện rắc rối này.
Lớp màng bao phủ toàn bộ thành và các xoang mũi chính là niêm mạc mũi.
So với các bộ phận khác, niêm mạc mũi dễ bị tổn thương, sưng, viêm, phù nề. Đây chính là tình trạng viêm mũi mà chúng ta vẫn hay gặp phải.
Để bảo vệ niêm mạc mũi, các bạn cần giữ vệ sinh mũi. Hạn chế ngoáy mũi, hút mũi mạnh. Đặc biệt giữ ấm mũi vào những ngày mùa đông hoặc thời tiết khô hanh.
Bạn có bao giờ để ý đến lớp màng trong suốt bao phủ toàn bộ lòng trắng mắt không. Đó chính là niêm mạc mắt.
Niêm mạc mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên dễ bị khói, bụi xâm nhập.
Lớp niêm mạc này cũng là môi trường ẩm ướt lý tưởng của các loại vi khuẩn, virus. Khi xâm nhập vào niêm mạc mắt, chúng sẽ khiến mắt đau, ngứa, sưng đỏ.
Tránh gãi mắt, dụi mắt là cách bảo vệ niêm mạc mắt tốt nhất. Đồng thời, bạn cũng nên tránh thức khuya, làm việc quá sức.
Hãy phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để niêm mạc mắt được giữ gìn tốt hơn.
Niêm mạc miệng là phần bao phủ toàn bộ khoang miệng và lưỡi.
Một số nguyên nhân khiến niêm mạc miệng dễ bị tổn thương là: Sâu răng, viêm lợi, dị ứng thuốc, …
Nhờ khả năng hấp thụ các chất độc hại mà niêm mạc có thể bảo vệ tất cả các bộ phận trong dạ dày.
Tuy vậy, niêm mạc dạ dày không phải khi nào cũng đủ sức chống chọi. Nếu bạn thường xuyên có thói quen ăn đồ cay nóng, uống bia rượu chất kích thích…. Niêm mạc dạ dày sẽ dần bị tổn thương và dẫn đến viêm loét.
Triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng thường gặp là: Ợ nóng, ợ hơi; đau bụng vùng hạ vị; buồn nôn, mệt mỏi, …
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp niêm mạc là gì và tất cả những thông tin liên quan. Hy vọng, các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích.
Nguồn tham khảo : 2khoe.com