9 “thủ phạm” hàng đầu gây đau vùng xương chậu

đau vùng xương chậu

Đau vùng xương chậu khiến nữ giới đau đớn mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Đôi khi đau vùng xương chậu cũng do các bệnh lý, song vẫn chưa được chị em quan tâm đúng mức.

Nguyên nhân gây ra đau vùng chậu?

Vùng chậu là vùng dưới rốn và trên chân chúng bao gồm những cơ quan như: ruột, bàng quang, buồng trứng, tử cung…. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau vùng chậu, chị em cần nắm rõ để kịp thời phát hiện nếu đấy là các bệnh lý chúng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi ở nữ giới. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra đau vùng xương chậu:

Đau bụng kỳ kinh nguyệt

Đau bụng kinh nguyệt là một tình trạng phổ biến mà nữ giới ở tuổi dậy thì và phụ nữ đều phải trải qua. Cơn đau xảy ra khi các cơ quan trong tử cung co thắt hoặc thắt chặt và luôn có cảm giác như bị chuột rút ở vùng xương chậu, lưng dưới hoặc dạ dày.

Mặc dù đau bụng dưới là dấu hiệu báo bạn sắp đến kỳ kinh nguyệt, nhưng nếu cơn đau dữ dội nó có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung. Lúc này các cơn đau xảy ra ngay trước và trong khi rụng trứng vì màng bao phủ buồng trứng kéo dài để giải phóng trứng.

Nếu cơn đau kinh nguyệt kéo dài và bạn đã dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc tránh thai mà không thuyên giảm. Bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Không có nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích, nhưng người ta cho rằng thành cơ của ruột trở nên nhạy cảm và co bóp không đều, dẫn đến đau và đầy hơi. Loại đau vùng chậu này thường cải thiện sau khi đi đại tiện và giảm căng thẳng. Bên cạnh đó, nếu thấy các dấu hiệu dưới đây bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị nhanh chóng:

  • Phân có máu;
  • Tiêu chảy nặng;
  • Giảm cân.

Đau cơ xương chậu

Đau cơ xương chậu là bạn cảm thấy bị chuột rút liên tục ở vùng xương chậu kéo dài cả ngày. Cơn đau có thể từ âm đạo hoặc trực tràng, nữ giới sẽ thấy đau khi quan hệ tình dục hoặc sử dụng tampon và có thể kéo dài hàng giờ sau đó. Khi bạn tập thể dục các bài tập cần thể lực nhiều sẽ khiến chị em đau đớn hơn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Mặc dù nhiễm trùng đường tiết niệu rất phổ biến, nhưng nếu không được điều trị, chúng có thể phát triển thành nhiễm trùng thận nghiêm trọng hơn. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ bao gồm sốt, ớn lạnh, đau lưng, buồn nôn, nôn mửa bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là do những túi bên trong chứa chất lỏng chúng xuất hiện ở xùng quanh, bên trong buồng trứng. U nang buồng trứng khiến nữ giới cảm thấy đau vùng xương chậu, buồn nôn, nôn mửa, đau đớn khi giao hợp, đau bụng và nếu không điều trị cũng có nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Viêm ruột thừa

Nếu bạn bị đau nhói ở phần dưới bên phải của bụng, bị nôn và sốt, đó có thể là viêm ruột thừa. Khi bạn có những triệu chứng này, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa, bởi cần phải phẫu thuật gấp. Nếu kéo dài có thể gây viêm nhiễm cho toàn bộ cơ thể và gây biến chứng nghiêm trọng.

Thai ngoài tử cung

Điều này xảy ra khi phôi thai không đi vào tử cung mà đậu và phát triển ở bên ngoài. Các triệu chứng của thai ngoài tử cung bao gồm chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt. Trường hợp này cần phải có sự hỗ trợ của y bác sĩ ngay lập tức, nếu kéo dài lâu ngày sẽ đe dọa tính mạng của chị em.

Sa tử cung

Là tình trạng tử cung rời khỏi vị trí ban đầu, trôi xuống vùng âm đạo, từ đó gây tiểu buốt, đau vùng chậu, đau khi quan hệ…Bệnh sa tử cung gây suy giảm nuồng trứng, dây chằng tử cung bị giãn…điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh sản về sau.

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là một dạng ung thư ác tính và không có dấu hiệu bệnh rõ ràng. Bệnh sẽ ngày càng có dấu hiệu rõ rệt về sau, các triệu chứng xuất hiện bao gồm:

  • Đau vùng xương chậu;
  • Khí hư ra nhiều;
  • Chảy máu âm đạo bất thường;
  • Đau khi quan hệ.

Tình trạng bệnh sẽ trở nên tệ hơn khi các khối u xâm lấn mô liên kết ở vùng xương chậu, lúc này bệnh sẽ khó điều trị và bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao hơn.

Nên làm gì khi bị đau vùng xương chậu?

Khi gặp triệu chứng đau vùng xương chậu, chị em nên đi khám kịp thời để xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị sớm nhất.

– Quan hệ tình dục an toàn, tuyệt đối không quan hệ với người bệnh xã hội như lậu, giang mai, sùi mào gà

– Vệ sinh vùng kín mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ.

– Sử dụng quần lót thấm hút, khô thoáng để bảo đảm vùng kín không bị viêm nhiễm.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao sức đề kháng và sức khỏe của bản thân.

– Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý nguy hiểm.

Đối với các bệnh viêm vùng chậu và các bệnh viêm nhiễm nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để cải thiện triệu chứng của bệnh gây nên. Đối với các bệnh ung thư sẽ có liệu trình điều trị dành riêng cho bệnh nhân ung thư như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị…

Trên đây là những triệu chứng của đau vùng xương chậu, để tránh gây biến chứng nguy hiểm. Chị em nên chủ động thăm khám khi thấy xuất hiện những biểu hiện như đau vùng chậu, đau khi quan hệ, vô kinh….

Nguồn tham khảo : 2khoe.com

Bình luận của bạn