Bệnh giang mai được biết đến là một trong những bệnh hoa liễu cổ điển nguy hiểm nhất từ trước tới nay. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giang mai, kể cả phụ nữ đang mang thai.
Phụ nữ mang thai mắc giang mai không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai phụ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Thế nên việc điều trị là rất cần thiết với trường hợp này.
Dưới đây là cách trị bệnh giang mai an toàn cho mẹ bầu, thông tin do các bác sĩ sản phụ khoa hàng đầu cung cấp.
Đối vợi phụ nữ mang bầu, mầm bệnh giang mai mà họ đang nhiễm vẫn có thể lây lan sang cho thai nhi, cho nên tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh giang mai bẩm sinh cũng rất cao.
Khám phá: Bí quyết chấm dứt tình trạng đi tiểu nhiều ở mẹ bầu
Mắc bệnh giang mai khi đang mang thai có tác hại rất lớn, nó có thể dẫn tới tình trạng:
Bệnh giang mai cũng làm tăng nguy cơ sinh non và hạn chế thai nhi tăng trưởng trong tử cung.
Những ảnh hưởng xấu mà giang mai gây ra:
Theo thống kê, tỉ lệ tử vong của những thai nhi nằm trong bụng các bà mẹ bị giang mai khi mang bầu là khoảng 25%, tỉ lệ truyền bệnh giang mai cho thai nhi rơi vào khoảng 40 – 70%.
Trong số những đứa trẻ bị lây nhiễm bệnh từ trong bụng mẹ, một số trẻ sẽ có biểu hiện phát bệnh ngay khi vừa sinh ra, còn lại hầu hết các triệu chứng này sẽ phát triển rõ khi trẻ được hai tuần hoặc ba tháng và gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Hiện nay, phương pháp điều trị an toàn nhất đối với các mẹ bầu bị giang mai chính là sử dụng thuốc kháng sinh Penicillin.
Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh và tình trạng sức khỏe bà bầu mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm một hoặc nhiều lần penicillin.
Với những trường hợp thai phụ bị dị ứng với thuốc thì cần phải gây tê trước khi tiến hành.
Theo thống kê, khi tiêm thuốc penicillin trị giang mai cho thai phụ sẽ xuất hiện những hiện tượng như:
Các triệu chứng này có xu hướng xuất hiện vài giờ sau khi điều trị và tự biến mất trong vòng 24 – 36 giờ.
Ngoài ra, việc điều trị cũng có thể gây ra một số thay đổi về nhịp tim của thai nhi, nếu thai phụ đang ở nửa sau của thai kỳ có thể bị co thắt.
Trong trường hợp mẹ bầu nhận thấy bất kỳ sự co thắt hoặc giảm chuyển động của bào thai thì hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.
Nếu tình trạng diễn biến quá nghiêm trọng thì bắt buộc gia đình phải đưa thai phụ nhập viện để được theo dõi.
Chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản cần chú ý các phương pháp phòng tránh việc mang bệnh khi có thai.
Những mẹ bầu bị giang mai nên khuyên chồng đi kiểm tra và điều trị nếu có phát sinh quan hệ trong 3 tháng trước ngay cả khi xét nghiệm máu của người chồng là âm tính.
Tránh quan hệ tình dục cho đến khi quá trình điều trị của cả 2 kết thúc. Sau khi điều trị xong, các mẹ bầu cần xét nghiệm máu thường xuyên để đảm bảo rằng tình trạng nhiễm trùng đã khỏi hoàn toàn.
Việc siêu âm cũng cần được tiến hành theo định kỳ để kiểm tra sự phát triển của thai nhi cho đến lúc ra đời.
Trước khi có ý định sinh con, các chị em nên làm các xét nghiệm cần thiết để kiếm tra tình trạng sức khỏe, tránh trường hợp cơ thể đã bị nhiễm giang mai mà vẫn mang thai.
Một lối sống sinh hoạt tích cực cũng sẽ giúp các bạn nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và phòng tránh bị nhiễm bệnh.
Với những trường hợp đang mang bầu và bị mắc giang mai thì nên tiếp nhận phương pháp điều trị do các bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
Tuyệt đối không được chủ quan trong việc chữa bệnh hay áp dụng các phương pháp không khoa học. Điều này không chỉ khiến bệnh không khỏi mà còn có nguy cơ nặng hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và trẻ.
Nguồn tham khảo : 2khoe.com