Bệnh dại là bệnh do virus dại truyền từ động vật sang người qua nước bọt của động vật theo vết cắn đi vào cơ thể. Khi virus xâm nhập vào hạch thần kinh và khu thần kinh trung ương dường như chắc chắn dẫn đến cái chết cho nạn nhân.
Nguy cơ nhiễm bệnh dại tùy vào vết cắn có sâu không, lượng nước bọt của động vật tiết ra nhiều hay ít và ví trí vết cắn. Vết cắn càng gần với khu vực đầu thì bệnh sẽ tiến triển càng nhanh. Khi bị cắn ở chân, thời gian phát bệnh có thể kéo dài một vài tuần đến vài tháng nhưng nếu bị cắn ở tay có thể phát bệnh trong vòng một tuần.
Theo từng giai đoạn của bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau:
Khi mới bị chó dại cắn, vết cắn sẽ đau nhức và sưng tấy. Trước thời gian phát bệnh khoảng 2-4 ngày thường xuất hiện các triệu chứng khác đi kèm như sốt, đau đầu, người mệt mỏi, luôn thường trực cảm giác bồn chồn vô cớ.
Đây là giai đoạn khi bệnh đã bước vào giai đoạn nguy hiểm, người bị chó cắn có các biểu hiện sau:
Sơ cứu đúng cách và sớm nhất sau khi bị chó cắn là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ phát bệnh dại:
Đây là bước rất quan trọng nhằm loại bỏ nước bọt chứa virus gây bệnh. Nếu vệ sinh không đúng cách và kịp thời có thể khiến nạn nhân rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn.
Đầu tiên, cần loại bỏ quần áo ra khỏi nơi bị cắn bằng cách lấy kéo cắt bỏ để hạn chế virus bám trên quần áo lây lan sang vết thương.
Tiếp theo bạn cần rửa vết thương với xà phòng trong thời gian 15 phút và xả dưới vòi nước chảy mạnh. Không nên chà xát mạnh càng làm tổn thương thêm sâu.
Cồn là thuốc sát trùng tốt nhất để loại bỏ hay giảm thiểu lượng virus dại ở vết cắn. Nếu không có cồn ngay lúc đó, hãy thay thế tạm thời bằng rượu hay nước oxy già, rồi rửa lại bằng cồn. Không nên bôi dầu hỏa hay các loại lá theo kinh nghiệm dân gian có thể gây nhiễm trùng nặng hơn.
Trong những trường hợp sau thì nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế:
Việc này giúp cầm máu tốt nên khi nếu bị cắn ở tay bạn có thể nâng cao vết thương, còn nếu bị cắn ở vùng chân thì khi nằm nên nâng chân cao hơn.
Nếu sau khi bị cắn nạn nhận bị chảy máu sau đó 10-15 phút thì không nên cầm máu ngay mà cứ rửa trôi máu đi. Nếu sau 15 phút rửa dưới vòi máu vẫn chảy thì lúc này mới tiến hành cầm máu bằng băng gạc y tế và băng lại.
Băng bó vết thương giúp cầm máu và hạn chế vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên không nên băng bó quá chặt khiến chân bị tổn thương và máu khó lưu thông.
Sau khi sơ cứu vết thương thì việc rất quan trọng là xác định xem con chó đó bị bệnh dại hay không, có đang sống trong vùng bị dại hay có dấu hiệu của bệnh dại không. Nếu bạn không biết con chó và không theo dõi được tình hình của con chó trong 15 ngày theo dõi thì cần đến gặp bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị.
Chó bị mắc virus dại thường biểu hiện ở hai thể là thể điên cuồng và thể bại liệt.
Thời gian ủ bệnh của chó dại có thể kéo dài vài tháng nhưng khi phát bệnh thì trong khoảng 1-7 ngày chó sẽ chết.
Hầu hết nạn nhân phát bệnh đều tử vong, do đó khi bị chó dại cắn cần đến ngay cơ sở y tế để được tiêm vacxin và huyết thanh kháng dại. Đặc biệt là khi vết cắn sâu và gần khu thần kinh trung ương như mặt, cổ, đầu, tay và cả bộ phận sinh dục. – Có thể bạn quan tâm: Tiêm vacxin phòng dại có ảnh hưởng gì không?
Bệnh dại là một bệnh đặc biệt nguy hiểm bởi đến cả y học hiện đại cũng chưa tìm ra phương thuốc chữa căn bệnh này. Hi vọng những thông tin về bệnh dại của hanoiward.com đã giúp bạn đọc nhận biết các triệu chứng cũng như cách sơ cứu khi bị chó dại cắn.
Nguồn tham khảo : 2khoe.com