Áp xe là gì?
áp xe là gì – hình minh họa
Đa có rất nhiều tình trạng bệnh nhân bị hoại tử do áp xe gây ra, do đó tìm hiểu cặn kẽ về bệnh và những thông tin liên quan giúp bạn phòng tránh và bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.
Áp xe là gì?
Áp xe là một khối viêm nhiễm chứa đầy mủ bên trong do vi khuẩn gây nên.
Bệnh xuất hiện ở bất cứ ai và bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, nguy cơ mắc áp xe cao hơn ở những nhóm đối tượng sau:
Làm việc và sinh sống tại môi trường bị ô nhiễm.
Người có hệ miễn dịch kém.
Nghiện ma túy hoặc nghiện rượu.
Có tiền sử mắc các bệnh lý như: Tiểu đường, AIDS, loét dạ dày- đại tràng, bệnh về máu.
Sử dụng thuốc kháng sinh thời gian dài.
Đang trong quá trình điều trị bệnh lý.
Nguyên nhân gây áp xe
Nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây bệnh áp xe. Tác nhân gây nhiễm trùng thường gặp là:
Do vi khuẩn: Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua những con đường sau:
Tuyến mồ hôi, tuyến bã tắc nghẽn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Vi khuẩn xâm nhập vào các mô và tuyến bài tiết gây nên phản ứng viêm. Viêm nhiễm lâu ngày hình thành ổ áp xe.
+Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn gây áp xe dưới da phổ biến nhất trên thế giới.
Do ký sinh trùng: Các loại ký sinh trùng như giun chỉ, giòi, sán lá gan…xâm nhập vào bên trong cơ thể qua đường ăn uống, sinh hoạt. Chúng cư ngụ ở đâu sẽ ký sinh và gây bệnh ở đó.
Dấu hiệu nhận biết bệnh áp xe
Triệu chứng bệnh áp xe rất dễ nhận biết bằng mắt thường.
Dấu hiệu áp xe nông dưới da:
Bao gồm những ổ mụn nhọt tại cổ, nách, bộ phận sinh dục, da vùng xương cụt, mông, …
Vùng da sưng phồng, tấy đỏ bên trong chứa rất nhiều mủ.
Chạm vào có cảm giác đau, nóng, da lỏng lẻo;
Sốt, mệt mỏi.
Biểu hiện áp xe bên trong cơ thể:
Thường gặp ở những bộ phận như: Não, gan, thận, vú, …
Cơ thể sốt cao, rét run, ớn lạnh;
Môi khô, miệng lưỡi đắng, ăn không ngon;
Mệt mỏi, hốc hác, sức khỏe suy kiệt;
Đau tức tại vị trí xuất hiện áp xe.
Chẩn đoán áp xe bằng cách nào?
Áp xe nông dưới da rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Vậy nhưng với những áp xe ẩn sâu trong cơ thể thì sao?
Theo các chuyên gia y tế, để nhận biết áp xe ẩn sâu trong cơ thể, người bệnh cần nhờ đến sự trợ giúp của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hoặc kiểm tra cận lâm sàng. Cụ thể:
Xét nghiệm máu;
Sinh thiết tổn thương;
Cấy máu dương tính;
Chọc dò dịch, hút mủ;
CT scan, MRI;
Xét nghiệm thể hiện phản ứng viêm.
Phương pháp điều trị áp xe
Tùy vào vị trí, kích thước và mức độ nguy hiểm của khối áp xe mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Trường hợp áp xe dưới da, người bệnh sẽ được chích rạch áp xe, dẫn dịch ra ngoài.
Đối với áp xe sâu, bác sĩ sẽ thực hiện rạch, mổ, chọc hút, dẫn lưu ổ áp xe kết hợp điều trị nội khoa.
Phòng ngừa bệnh áp xe bằng cách nào?
Để phòng ngừa bệnh áp xe, các bạn có thể tham khảo những cách sau:
Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
Đảm bảo ăn chín, uống sôi. Tránh ăn đồ sống, gỏi.
Xây dựng môi trường sống an toàn, sạch sẽ, không ô nhiễm.
Áp xe xảy ra ở hầu hết đối tượng và gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Hy vọng, nắm rõ áp xe là gì sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa áp xe.
Nguồn tham khảo : 2khoe.com
15-11-2018- đến nay: Làm việc tại Bệnh Viện E Trung Ương
Tốt nghiệp : Đại Học Y hà Nội