Bệnh lao phổi lây qua đường nào?

bệnh lao phổi lây qua đường nào

Bệnh lao phổi là một trong những bệnh nguy hiểm và dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp, lây nhiễm từ mẹ sang con, sinh hoạt hang ngày hay tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.

Lao là bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay còn gọi là trực khuẩn Koch gây nên. Trong đó, 80 – 85% bệnh nhân mắc bệnh lao phổi, một số khác mắc các chứng lao màng não, lao hạch, lao kê. Đây là chứng bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tiếp xúc chứ không phải do di truyền.

Tìm hiểu thêm về bệnh qua bài viết : Bệnh lao phổi ( Tuberculosis ) là gì

4 con đường lây nhiễm bệnh lao phổi

Vì bệnh này dễ dàng bị nhiễm thông qua các con đường khác nhau như hô hấp, tiếp xúc trực tiếp, va chạm , cọ sát và và lây nhiễm trực tiếp từ mẹ sang con nên cách phòng bệnh và chữa bệnh sẽ cực kỳ khó khăn. Theo đó, các con đường lây nhiễm phổ biến như sau:

Đường hô hấp

Đây được xem là con đường ngắn nhất và nhanh nhất khiến người bệnh mắc phải bệnh lao. Khi người lành tiếp xúc trực tiếp với các bệnh nhân lao thông qua con đường trò chuyện, cười đùa, vui chơi hàng ngày cũng có nguy cơ bị xâm nhập khá cao.

Bên cạnh đó, khi người bệnh có thói quen khạc, nhổ, hắt hơi các vi khuẩn lao sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể người đối diện và hình thành bệnh nhanh chóng.

Đường sinh hoạt

Bệnh nhân ở cùng nhà với những người mắc Tuberculosis (TB) rất có thể bạn cũng đã mắc bệnh. Bởi khi đó bạn sẽ dùng chung đồ dùng, ăn chung bữa với người mắc bệnh, các vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh thông qua các vật dụng sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân và cũng có thể nói đó là đường lây truyền bệnh lao phổ biến, xem thêm tác hại của việc hút thuốc lá để làm rõ hơn vấn đề này.

Tiếp xúc

Vi khuẩn lao cũng dễ dàng lây lan qua các vết thương hở như vết trầy xước khi cọ sát. Vì thế, bạn cần chú ý mỗi khi có những tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Lây truyền từ mẹ sang con

Người mẹ khi có vi khuẩn lao sẽ dễ dàng di truyền cho thai nhi. Mặc dù, con đường này khó có thể xảy ra nhưng cũng không phải không có khả năng. Để tránh tình trạng này bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis lây nhiễm qua con đường này.

Bệnh nhân nên làm gì khi mắc bệnh lao?

Khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh lao bạn nhanh chóng đến các cơ sở y tế, các tổ chống lao ở địa phương để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Tại đây, các bệnh nhân sẽ được bác sĩ sẽ thực hiện 3 mẫu đàm: Mẫu 1 lấy ngay tại chỗ sau một lần khám, mẫu 2 sẽ lấy ngay tại nhà và mẫu thứ 3 sẽ nhận ngay tại chỗ khám ở lần thứ 3.

https://hanoiward.com/cach-dieu-tri-lao-phoi-tai-nha-voi-thuoc/

Bệnh nhân khi khám bạn cần khạc đờm sâu, theo đúng kỹ thuật được bác sĩ hướng dẫn. Nếu tìm thấy vi khuẩn trong đờm, bạn đã bị nhiễm lao. Lúc này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho bệnh nhân phác đồ điều trị bệnh tốt nhất.

Trên đây, là thông tin bệnh lao phổi lây qua đường nào do Hanoiward cung cấp. Mong rằng, các bệnh nhân sẽ bổ sung cho mình nhũng thông tin hữu ích trong việc phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả nhất.

Nguồn tham khảo : 2khoe.com

Bình luận của bạn