Bệnh mạch vành là gì?

bệnh mạch vành là gì

Bệnh mạch vành là một trong những bệnh nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cao. Vậy thực sự thì bệnh mạch vành là gì, có triệu chứng ra sao và làm thế nào để điều trị hiệu quả căn bệnh này?

Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành là bệnh lý liên quan trực tiếp đến hệ thống mạch vành, đây là bộ phận có chức năng giúp lưu thông máu bên trong cơ thể. Khi mắc bệnh, sẽ khiến một hoặc nhiều nhánh mạch bị xơ cứng, thu hẹp lại.

Điều này khiến cho khả năng vận chuyển máu và oxy sẽ bị cản trở đáng kể. Kéo theo đó là những cơn đau tức ngực, khó thở và tim phải hoạt động nhiều với công suất lớn hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây suy giảm chức năng tim, tim bị tổn thương vĩnh viễn và rất khó để phục hồi.

Triệu chứng của bệnh mạch vành

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh mạch vành có những dấu hiệu ban đầu tại vùng ngực bao gồm:

  • Cảm giác vùng ngực nặng nề.
  • Ngực đau râm ran, âm ỉ.
  • Nóng rát.
  • Đầy bụng.
  • Ngực thường xuyên có cảm giác tê.

Bên cạnh đó, còn có một số dấu hiệu khác để nhận biết, liên quan đến nhịp tim và nhịp như:

  • Tim đập nhanh với nhịp dồn dập
  • Khó thở.
  • Cơ thể suy nhược, mất sức.
  • Chóng mặt.
  • Nôn và buồn nôn.
  • Hay đổ mồ hôi dù không vận động mạnh.

Các triệu chứng trên sẽ tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh ở mỗi trường hợp mà sẽ xuất hiện với mức độ khác nhau. Còn nếu xét về góc độ giới tính, biểu hiện bệnh ở nam giới sẽ cụ thể và có dấu hiệu nặng hơn so với nữ giới.

Nguyên nhân gây bệnh

Thực chất, bệnh mạch vành là sự tổn thương, suy giảm chức năng do cơ thể xuất hiện sự tích tụ mảng bám. Các mảng bám này có thể được hình thành do Cholesterone, khiến cho động mạch vành bị hẹp lại, xơ cứng, thậm chí là tắc nghẽn.

Theo nghiên cứu, tình trạng này bắt nguồn từ những nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ sâu xa, cụ thể:

Do lối sống

  • Lười vận động: Những đối tượng ngồi nhiều, ít vận động, lười tập thể dục sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Lạm dụng rượu bia: Tiêu thụ nhiều rượu bia sẽ làm cơ thể bị thiếu máu cục bộ và bệnh mạch vành.
  • Sử dụng thuốc lá: Hút thuốc là không chỉ gây hại cho phổi mà còn góp phần làm sức khỏe tim mạch suy giảm nhanh chóng. Đồng thời, các khi khói thuốc cũng là một trong những tác nhân gây ra các mảng bám bên trong động mạch.

Do các yếu tố bất khả kháng

  • Do di truyền: Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh tim mạch thì rất di truyền sang thế hệ sau.
  • Biến chứng bệnh lý: Tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, mỡ máu…là những bệnh lý thường gây biến chứng sang bệnh mạch vành.
  • Tuổi tác: Người cao tuổi, từ trung niên trở lên thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Giới tính: Nữ giới ít có nguy cơ mắc bệnh hơn.

Chẩn đoán bệnh mạch vành như thế nào?

Do yếu tố di truyền, nên để chẩn đoán bệnh mạch vành các bác sĩ sẽ hỏi, tìm hiểu và khai thác những thông tin bệnh sử, xem trong gia đình đã có trường hợp mắc bệnh trước đó hay chưa.

Tiếp đó, một số biện pháp thăm khám phù hợp sẽ được tiến hành để xác định cụ thể hơn như:

  • Siêu âm tim.
  • Điện tim đồ.
  • Chụp CT.
  • Các bài test về sức khỏe.

Điều trị bệnh mạch vành

Để điều trị bệnh mạch vành hiệu quả, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. Tùy vào từng trường hợp và nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà bạn sẽ được điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Sử dụng thuốc: aspirin và statin, amlodipin là những loại thuốc thường được chỉ định.
  • Phẫu thuật: Đặt stent, phẫu thuật bắc cầu, phẫu thuật nong mạch… là những phương pháp giúp cải thiện hoạt động của tim, nhưng không thể hoàn toàn loại bỏ những triệu chứng của bệnh.
  • Phản xung động ngoại biên tăng cường: Được chỉ định khi người bệnh dùng thuốc nhiều ngày nhưng tình trạng bệnh không được cải thiện. Theo đó, bằng cách dùng và thổi phồng vòng ở chân, máu cho động mạch vành sẽ được cung cấp nhiều hơn.
  • Dùng chất sinh mạch: Thường được áp dụng khi mô tim bị tổn thương.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được tư vấn về một lối sống lành mạnh hơn để gia tăng hiệu quả điều trị như:

  • Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, chất kích thích và thuốc lá.
  • Có chế độ ăn phù hợp: hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cắt giảm muối, đường và bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và các loại hạt hơn.
  • Luôn duy trì cân nặng ở mức ổn định, tránh béo phì.
  • Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên và đều đặn.
  • Trường hợp mắc phải các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp…cần theo dõi, tái khám để kiểm tra thường xuyên.

Hi vọng với bài viết trên, những thắc mắc về bệnh mạch vành là gì và các thông tin liên quan đã được làm rõ. Và để bảo vệ sức khỏe bản thân, các bạn hãy chủ động thăm khám khi có những biệu hiện nghi ngờ của bệnh nhé.

Nguồn tham khảo : 2khoe.com

Bình luận của bạn