Như chúng ta đã biết, âm đạo của nữ giới nằm ở một vị trí vô cùng nhạy cảm. Chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài hay chính bên trong cơ thể cũng có thể khiến khu vực này gặp phải các vấn đề bất thường.
Các bệnh ở âm đạo luôn khiến cho nữ giới cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, gây ra những tác động trực tiếp đến sức khỏe và đời sống.
Có không ít băn khoăn liên quan đến các bệnh âm đạo và cách chữa trị tình trạng này.
Trước tiên để giải đáp thắc mắc “có nên sử dụng probiotic để chữa bệnh âm đạo hay không?”, chúng ta cần làm rõ probiotic là gì?
Theo các chuyên gia y tế, probiotic chính là những vi khuẩn, vi nấm sống có lợi đối với sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa của con người. Lactobacillus được xem là loại probiotic phổ biến nhất.
Trên thực tế, cơ thể của chúng ta bao gồm cả vi khuẩn có lợi và có hại. Những vi khuẩn có lợi thường không gây bệnh và có thể giúp kìm hãm các vi khuẩn có hại, giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng cũng như tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Tuy nhiên, khi các vi khuẩn có hại trong cơ thể lấn át vi khuẩn có lợi, đó là lúc chúng ta nên sử dụng các chế phẩm sinh học giàu probiotic để lấy lại sự cân bằng.
Ngoài ra, probiotics còn được khuyến cáo sử dụng cho một số chứng rối loạn trong y học thông thường không thể chữa trị, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích.
Theo một nghiên cứu lâm sàng cho thấy, chế phẩm sinh học có chứa probiotic có thể có hiệu quả trong điều trị một số bệnh tiêu hóa, làm chậm sự phát triển của bệnh dị ứng ở trẻ em và điều trị cũng như phòng ngừa nhiễm trùng âm đạo và nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ.
Hiện nay, probiotic thường có nhiều trong các sản phẩm sữa chua và các thực phẩm lên men khác.
Dường như có sự liên quan giữa việc mất dạng hoặc nồng độ lactobacilli thấp trong âm đạo và sự phát triển của vi khuẩn gây viêm âm đạo.
Lactobacillus hay lactobacilli là những loại probiotic phổ biến hiện nay.
Nhiều nghiên cứu đã gợi ý rằng sự hiện diện của lactobacilli âm đạo sản xuất H2O2 có thể bảo vệ chống lại vi khuẩn, mặc dù một số nghiên cứu không ủng hộ giả thuyết này.
Các nghiên cứu in vitro đã gợi ý rằng một số chủng lactobacilli nhất định có thể ức chế sự gắn kết của Gardnerella vaginalis với biểu mô âm đạo và / hoặc tạo ra H2O2, axit lactic và / hoặc bacteriocin, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy truyền Lactobacillus acidophilus vào trong âm đạo trong 6-12 ngày, hoặc uống L. acidophilus hoặc Lactobacillus rhamnosus GR-1 và Lactobacillus fermentum RC-14 trong 2 tháng, dẫn đến việc chữa trị viêm âm đạo hiểu quả.
Ngoài chữa trị thì probiotic còn làm giảm sự tái phát của vi khuẩn gây bệnh cho âm đạo của chị em.
Tuy nhiên, một số thử nghiệm đã tìm thấy không có sự khác biệt đáng kể trong tỷ lệ chữa bệnh của âm đạo và số lượng lactobacilli có trong bộ phận này sau khi nhỏ lactobacilli vào đây để so sánh với tác dụng của giả dược hoặc estrogen.
Vì vậy, mặc dù các kết quả có sẵn liên quan đến hiệu quả của việc sử dụng lactobacilli ( probiotic ) để điều trị bệnh của âm đạo chủ yếu là dương tính.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia phụ khoa, các chị em phụ nữ nếu có ý định sử dụng probiotic để điều trị các bệnh âm đạo thì cần phải lựa chọn các nhà sản xuất đáng tin cậy.
Mặc dù hầu hết các chế phẩm sinh học bổ sung đều được chứng nhận là an toàn và hiệu quả nhưng không phải bất cứ sản phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng vì chúng không trải qua các quy trình thử nghiệm cũng nhu phê duyệt giống như thuốc.
Tốt nhất các bạn nên thảo luận với bác sĩ các lựa chọn của mình, điều này sẽ giúp các chế phẩm sinh học phát huy hết công dụng cho sức khỏe âm đạo của bạn.
Bên cạnh đó, mặc dù probiotic sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho âm đạo của bạn cũng như hệ tiêu hóa, tuy nhiên điều này không có nghĩa là các bạn có thể dùng quá nhiều.
Lời khuyên tốt nhất mà chúng tôi dành cho bạn là hãy luôn trao đổi cùng bác sĩ trước khi lựa chọn áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào.
Nguồn tham khảo : 2khoe.com