Khó đi tiểu ở nam giới là bệnh gì?
Khó đi tiểu ở nam giới là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Dù là nam giới trong độ tuổi sinh sản hay người trung niên, người già. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, hanoiward.com sẽ phân tích rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, nguy hại bệnh.
Lưu ý: Nếu tình trạng khó đi tiểu diễn ra nhiều ngày không dứt. Các bạn đừng ngần ngại. Hãy gửi câu hỏi về đường dây nóng …. để được các chuyên gia hỗ trợ cụ thể nhé!
Khó đi tiểu là gì? Triệu chứng khó đi tiểu ở nam giới?
Nếu như có những quý ông cảm thấy mệt mỏi vì chứng lợi tiểu thì ngược lại. Nhiều trường hợp khốn khổ vì muốn đi tiểu nhưng lại khó đi. Vậy khó đi tiểu ở nam giới là gì?
Theo chia sẻ của Thạc sĩ –Bác sĩ chuyên khoa II Tiết niệu – Nam học Lợi Hồng Sơn.
Khó đi tiểu hay còn được gọi là bí tiểu. Đây là tình trạng nam giới rất muốn đi tiểu nhưng khi tiểu lại phải rặn mạnh, rặn lâu nước tiểu mới ra được.
Khó đi tiểu thường kéo theo nhiều phiền phức sau:
- Tiểu không hết: Dù đã đi tiểu xong nhưng bụng dưới vẫn có cảm giác nặng nề, không thoải mái.
- Tiểu nhiều lần: Do lượng nước tiểu vẫn còn tồn đọng trong bàng quang, chưa thoát ra hết. Cho nên, người bệnh rất nhanh buồn tiểu trở lại. Thường, cứ 15-30 phút lại phải đi tiểu một lần.
- Tiểu đau, tiểu rắt, tia nước tiểu nhỏ, yếu.
Vì sao nam giới mắc chứng tiểu khó?
Bác sĩ Lợi Hồng Sơn cũng chia sẻ thêm rằng, nước tiểu sau khi được thanh lọc sẽ chuyển về bàng quang.
Khi lượng nước tiểu đã chứa đầy, bàng quang sẽ co bóp nhẹ nhàng. Kết hợp với sự giãn nở của cổ bàng quang để đẩy nước tiểu xuống niệu đạo.
Nếu một trong 3 bộ phận này gặp trục trặc, quá trình tiểu tiện sẽ bị gián đoạn. Gây nên chứng tiểu khó của nam giới.
Nguyên nhân khó đi tiểu ở nam giới do đó xuất phát từ 3 nhóm nguyên nhân sau:
- Bàng quang co bóp không tốt;
- Nhóm bệnh nhân mắc tiểu đường, chấn thương vùng cột sống hoặc tai biến mạch máu não thường gặp phải rắc rối này.
- Những bệnh trên khiến sức khỏe người bệnh suy yếu đặc biệt là vùng cột sống. Từ đó ảnh hưởng ít nhiều đến bàng quang. Thậm chí khiến bàng quang bị liệt gây tiểu khó.
- Cổ bàng quang không giãn nở được
- Khó đi tiểu ở nam giới cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân cổ bàng quang không giãn nở được.
Tình trạng này thường xảy ra trong những trường hợp sau:
- Hệ thần kinh thực vật bị mất liên lạc;
- Cơ vòng bị thoái hóa do bẩm sinh hoặc do mắc bệnh viêm mạn tính;
- Cơ vòng bị biến dạng và chèn ép do u xơ tuyến tiền liệt;
- Bàng quang có sỏi;
- Cột sống chấn thương khiến não không tác động vào cơ vòng.
- Viêm niệu đạo ở nam hoặc niệu đạo không thông suốt hay.
- Viêm nhiễm, sỏi hoặc xơ hóa, phì đại tuyến tiền liệt…là những nguyên nhân hàng đầu khiến niệu đạo bít tắc.
- Dòng nước tiểu qua đây sẽ bị ngăn cản, khiến việc tiểu tiện khó khăn, tia nước tiểu yếu.
Phải làm gì khi mắc chứng khó đi tiểu ở nam giới
Khó đi tiểu khiến nam giới luôn cảm thấy bức bối, ăn không ngon ngủ không yên. Bệnh kéo dài khiến sức khỏe sụt giảm nhanh chóng, tâm lý tiêu cực.
Thay vì chán nản, bác sĩ có một số lời khuyên giúp bạn khắc phục chứng khó đi tiểu ở nam giới như sau:
- Không nhịn tiểu, hạn chế ngồi lâu, lười vận động. Thay vào đó uống nhiều nước mỗi ngày. Vận động thường xuyên, đi tiểu ngay khi có nhu cầu.
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn.
- Chủ động thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thông tiểu gấp.
- Kiên trì dùng thuốc và tái khám theo tư vấn của bác sĩ.
Lời kết:
Tiểu tiện là chuyện nhỏ mà không nhỏ. Nhất là với những trường hợp khó đi tiểu ở nam giới.
Rất nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể phát sinh chỉ vì tiểu tiện khó khăn. Do đó, người bệnh nên chủ động thăm khám, chữa trị để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Tùy vào nguyên nhân gây bí tiểu mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa cho phù hợp.
Nguồn tham khảo : 2khoe.com
10 -2018 đến Nay: Làm việc tại Siêu âm Phụ Khoa 10
2017 - nay: Làm việc tại Khoa chuẩn đoán hình ảnh bệnh viện Phụ Sản Hà Nội & Bệnh viện đa khoa Tư Nhân Sông Thương
2010 - 2016 : Học Bác sĩ đa Khoa - ĐH Y Hà Nội
Khoá 2017 - Bác sĩ chuẩn đoán hình ảnh - Đại Học Y Hà Nội