Mang thai ngoài tử cung là gì

mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là một trong những biến chứng thai kỳ đặc biệt nguy hiểm mà các chị em phụ nữ cần phải thật cẩn trọng.

Nếu không xử lý kịp thời thai ngoài tử cung còn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ, thậm chí là gây nguy hiểm cho tính mạng.

Ở một người phụ nữ bình thường, quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng sẽ xảy ra tại ống dẫn trứng (vòi trứng).

Sau khi 2 yếu tố này kết hợp lại với nhau, trứng đã được thụ tinh sẽ từ từ di chuyển vào bên trong tử cung.

Tại đây, phôi thai sẽ bám vào thành tử cung để phát triển thành một thai nhi hoàn chỉnh cho đến khi chào đời.

Tuy nhiên ở một số nữ giới, phôi thai sau khi được hình thành không nằm trong lòng tử cung mà lại nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung như vòi trứng (chiếm 95%), buồng trứng, cổ tử cung hay ổ bụng,… Đây được gọi là hiện tượng mang thai ngoài tử cung.

Nguyên nhân thai ngoài tử cung

Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Trong một vài trường hợp, những yếu tố sau đây được xác định có mối liên hệ gây ra hiện tượng này:

  • Ống dẫn trứng bị viêm và để lại sẹo do di chứng từ bệnh truyền nhiễm hay những lần phẫu thuật trước đó.
  • Các yếu tố nội tiết, di truyền không bình thường.
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Những triệu chứng gây ảnh hưởng đến hình dáng và điều kiện của ống dẫn trứng và các cơ quan sinh sản.

Đối tượng nào dễ gặp phải tình trạng mang thai ngoài tử cung?

Những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản 18 – 40 tuổi (trước thời kì mãn kinh) đều có thể mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, nguy cơ này còn có thể tăng lên ở những đối tượng sau:

  • Mang thai ngoài 35 tuổi;
  • Phụ nữ có cấu tạo ống dãn trứng bất thường;
  • Từng phẫu thuật khung xương chậu;
  • Phẫu thuật vùng bụng;
  • Trải qua nhiều lần phá thai;
  • Từng điều trị viêm vùng chậu;
  • Từng mắc bệnh qua đường tình dục;
  • Sử dụng thuốc lá và chất kích thích.

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung.

Theo các bác sĩ sản phụ khoa, nữ giới khi mang thai ngoài tử cung thường có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau:

Với những trường hợp thai chưa vỡ:

  • Đau đầu dữ dội;
  • Chuột rút một bên;
  • Đau tức bụng dưới ở phụ nữ, lưng dưới;
  • Xuất huyết bất thường ở âm đạo;
  • Chóng mặt;
  • buồn nôn;
  • mệt mỏi, xanh xao;
  • kiệt sức;
  • Đau vai.

Với những trường hợp thai đã bị vỡ: 

  • Chóng mặt và ngất xỉu;
  • Đau bụng và căng tức vùng trực tràng;
  • Huyết ấp giảm mạnh;
  • Vùng vai gáy bị co rút;
  • Đau bụng hoặc đau vùng xương chậu trầm trọng.

Mang thai ngoài tử cung nguy hiểm như thế nào?

Phụ nữ mang thai ngoài tử cung nếu phát hiện muộn có thể gây ra nhiều biến chứng và nguy hiểm tới tính mạng người mẹ.

Gây mất máu, nguy hiểm tính mạng:

Nếu người phụ nữ không phát hiện được tình trạng mang thai ngoài tử cung sớm, bào thai khi phát triển đến một thời điểm nhất định sẽ bị vỡ ra.

Điều này sẽ tác động trực tiếp đến mạch máu tại ổ bụng, khiến xuất huyết ồ ạt. Nếu không kịp thời xử lý, thai phụ sẽ bị mất máu trầm trọng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Khả năng bỏ thai cao:

Tử cung là nơi cung cấp đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất để thai nhi phát triển bình thường mà ở những vị trí khác không đáp ứng được.

Chính vì vậy, bào thai khi nằm ngoài tử cung sẽ không có đủ điều kiện để phát triển và tồn tại cho đến lúc sinh nở nên sẽ dẫn đến khả năng bỏ thai cao.

Tăng nguy cơ vô sinh:

Nếu các chị em không phát hiện tình trạng mang thai ngoài tử cung sớm, khiến túi thai bị vỡ ra thì việc khắc phục hậu quả là rất khó.

Việc phẫu thuật xử lý tình trạng này có thể bảo toàn tính mạng cho người mẹ nhưng không loại trừ khả năng phải cắt bỏ vòi trứng.

Điều này đồng nghĩa với việc người phụ nữ không còn khả năng mang thai.

Lời khuyên của bác sĩ

Theo khuyến cáo Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên, để phòng ngừa việc mang thai ngoài tử cung, các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên chủ động tìm hiểu kiến thức về hệ sinh sản và sinh dục.

Việc nắm được kiến thức sẽ giúp chị em dễ dàng nhận biết khi có các vấn đề bất thường xảy ra.

Các bạn cũng nên chú ý việc thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để tầm soát các bệnh lý nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Khi bản thân đã mang thai, các chị em nên tiến hành kiểm tra bằng các kỹ thuật hiện đại, cố gắng không bỏ qua các lần hẹn khám định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Căn cứ vào tình trạng thai nhi cụ thể của từng trường hợp, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau như:

  • Phẫu thuật ngoại khoa;
  • Điều trị nội khoa, sử dụng thuốc để gây sảy thai tự nhiên.

Sau khi khắc phục tình trạng mang thai ngoài tử cung, thai phụ có thể ra về cùng những hướng dẫn chăm sóc sức khỏe của bác sĩ.

 

Nguồn tham khảo : 2khoe.com

Bình luận của bạn