Nước ối là gì? Vai trò, màu sắc, lượng nước ối bình thường trong từng giai đoạn
Khi mang thai nước ối là yếu tố cực kỳ quan trọng,nắm được các vấn đề với nước ối: việc tăng giảm, thành phần, màu sắc sẽ giúp các bác sĩ phán đoán được 80% tình trạng sức khỏe của thai nhi và cả người mẹ.
Bài viết dưới đây Hanoiward.com sẽ cung cấp thông tin xoay quanh chủ đề nước ối, định nghĩa nước ối là gì, màu nước ối thế nào là bình thường, vai trò, các vấn đề xoay quanh, mời các bạn cùng theo dõi.
Nước ối là gì
Nước ối là một khối chất lỏng bao quanh thai nhi. Chúng bắt đầu xuất hiện khi phụ nữ có thai và bị phá vỡ cùng với buồng ối khi đứa trẻ chào đời.
Thành phần nước ối có đến 97% là nước. 3% Thành phần còn lại của nước ối gồm:
- Muối khoáng;
- Các chất điện giải;
- Chất hữu cơ;
- Các loại hormone.
Mùi của nước ối thường hôi, tanh. Tuy nhiên, đây lại là môi trường lý tưởng của thai nhi.
Nước ối có màu gì?
Ở trạng thái bình thường, nước ối có màu trong hoặc hơi vàng. Nếu nước ối chuyển màu, chị em cần lưu ý một số trường hợp sau:
- Nước ối màu vàng xanh: Hãy bổ sung thêm sữa bầu hoặc các thực phẩm giàu dinh dưỡng cho thai mẹ nhé. Bởi thai nhi đang chậm phát triển đó.
- Nước ối có màu xanh rêu hoặc màu đục: Thai bị suy yếu nghiêm trọng. Hoặc thai quá ngày dự sinh, thai sản xuất phân su khiến nước tiểu đục màu.
- Nước ối xanh đục kèm theo mủ và mùi hôi: Hãy đến gặp bác sĩ ngay bởi nước ối của bạn đang bị nhiễm trùng nặng. Tránh kéo dài gây nhiễm trùng cho thai nhi.
- Nước ối chuyển màu đỏ nâu: Thai nhi đã bị chết lưu.
Vai trò của nước ối
Nước ối đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tồn và phát triển của thai nhi. Cụ thể:
- Nước ối chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào mà thai nhi hấp thụ để phát triển.
- Tạo môi trường vô khuẩn, bảo vệ thai nhi khỏi những viêm nhiễm bên ngoài.
- Nước ối giống như một chiếc đệm nước, giúp thai nhi tự do lộn nhào, cử động trong cơ thể mẹ.
- Giữ thân nhiệt thai nhi luôn ở mức ổn định.
- Mẹ di chuyển, vận động sẽ không gây ảnh hưởng đến thai do thai đã được nước ối bảo vệ.
- Vào những tháng cuối thai kỳ, vỡ ối kịp thời giúp thai nhi được sinh ra thuận lợi.
- Giảm bớt những cơn đau cho mẹ khi thai nhi ““tập luyện”” trong bụng.
Chỉ số nước ối bình thường là bao nhiêu?
Thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng nước ối của mẹ bầu. Từ đó sớm phát hiện những vấn đề bất thường ở mẹ và thai nhi để có cách xử lý phù hợp.
Dưới đây là chỉ số nước ối bình thường mà các mẹ bầu nên ghi nhớ:
- Tuần 20, lượng nước ối trung bình là 350ml.
- Thai nhi tuần 25- 26, nước ối cần đạt mức tối thiểu là 670 ml.
- Tuần 32- 36, lượng nước ối thường trên 800ml.
- Bước sang tuần 40- 42, nước ối giảm còn 540- 600ml.
Những vấn đề thường gặp liên quan đến nước ối
Đa ối, thiếu ối,…là những vấn đề thường gặp liên quan đến nước ối. Nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp chị em nhận biết và xử lý kịp thời.
Đa ối (hay dư ối)
Nước ối vượt quá 2000ml khi đủ tháng được coi là đa ối.
Nguyên nhân:
- Mẹ bầu có tiền sử mắc tiểu đường, thận, huyết áp, tiền sản giật.
- Thai dị dạng, bánh rau bị phù.
- Nhiễm khuẩn màng ối hoặc viêm mạc tử cung.
- Khoảng 30% trường hợp không rõ nguyên nhân.
Triệu chứng:
- Bụng thai phụ to nhanh bất thường, căng bóng.
- 2 Bàn chân bị phù nề khiến thai phụ đi lại khó khăn.
- Chiều dài bọc nước ối > 80mm.
Nguy hại:
Đa ối là nguyên nhân hàng đầu khiến thai phụ vỡ ối sớm, sinh non, băng huyết sau sinh.
Thiểu ối (Hay thiếu ối, ít nước ối)
Thai đủ tháng nhưng lượng nước ối lại ít hơn 500ml được coi là thiểu ối.
Nguyên nhân:
- Thiếu oxy truyền đến thai.
- Hệ tiết niệu bị dị dạng.
- Do quá ngày sinh.
Triệu chứng:
- Tử cung có kích thước nhỏ hơn so với tuổi thai.
- Thai chậm phát triển.
Nguy hại:
Thiếu ối khiến khai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, thai chết lưu. Một số trường hợp thai bị chết ngay khi mẹ chuyển dạ.
Cách phòng tránh tình trạng đa ối và thiểu ối
Đa ối và thiểu ối xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ thời kỳ thai nghén. Bất thường này ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và sức khỏe người mẹ. Do đó, để quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày được diễn ra trọn vẹn, các mẹ nên lưu ý:
- Có một chế độ dinh dưỡng, vận động và nghỉ ngơi hợp lý.
- Bổ sung nước cho cơ thể từ 2-3 lít mỗi ngày.
- Mẹ bầu từ tháng thứ 3 trở đi có thể uống thêm nước dừa và nước mía.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá.
- Thăm khám thai kỳ đều đặn tại cơ sở y tế uy tín để được tầm soát sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Trên đây Hanoiward.com đã giúp chị em hiểu rõ nước ối là gì và những vấn đề liên quan. Hy vọng, các mẹ sẽ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Nguồn tham khảo : 2khoe.com
15-11-2018- đến nay: Làm việc tại Bệnh Viện E Trung Ương
Tốt nghiệp : Đại Học Y hà Nội