Bà bầu có nên ăn nhãn không?

Nhãn là loại quả được yêu thích trong mùa hè, nó chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Song nếu bạn ăn quá nhiều sẽ không tốt, nhất là đối với bà bầu. Vậy bà bầu có nên ăn nhãn không, để giải đáp cho vấn đề này bạn cùng theo dõi thông tin dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng của quả nhãn

Nhãn không chỉ là loại quả được yêu thích bởi nó dễ ăn, mà còn có thành phần dinh dưỡng cực kỳ cao. Theo nghiên cứu của các chuyên gia cứ 100g nhãn có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Protein: 1,31g
  • Vitamin C: 84mg
  • Riboflavin: 0,14mg
  • Carbohydrate: 15,14g
  • Chất xơ: 1,1g
  • Canxi: 1mg
  • Kali: 266mg
  • Magiê: 10mg
  • Phốt pho: 21mg
  • Chất béo: 0,1g.

Khám phá: Tác dụng của râu ngô với bà bầu

Những lợi ích của quả nhãn

Theo các chuyên gia, nhãn có rất nhiều lợi ích với sức khỏe như:

  • Tốt cho hệ thần kinh: Trong nhãn có chứa đồng có tác dụng duy trì sức khỏe cho các dây thần kinh giúp cho bộ não được thư giãn. Nhờ đó, ăn nhãn sẽ giúp não bộ thư thái. Nó cũng đặc biệt tốt cho bệnh nhân trầm cảm và thường xuyên căng thẳng.
  • Nhanh lành vết thương: Trong nhãn có chứa chất polyphenol – chất chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Nhờ đó giúp ngăn chặn lão hóa và sự phát triển của các tế bào ung thư.

  • Bổ máu: Bổ sung sắt cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, cải thiện lưu thông máu.
  • Giảm cảm giác thèm ăn: Ít chất béo và calo, đồng thời làm giảm cảm giác thèm ăn tốt cho người muốn giảm cân.
  • Tăng cường miễn dịch: Thành phần vitamin C có trong nhãn, giúp cơ thể chống lại các bệnh cảm cúm thông thường.
  • Tốt cho tim mạch: Tăng tuần hoàn máu tốt cho tim mạch và làm giảm căng thẳng trong hoạt động của tim.
  • Tốt cho da: Vitamin C rất tố cho da, giúp làm sáng da.

>>> Xem thêm: bà bầu có uống được bột sắn dây không?

Bà bầu có nên ăn nhãn không?

Mặc dù nhãn mang đến cho người dùng rất nhiều lợi ích, nhưng do tính nóng bên trong nó nên các chuyên gia khuyên bà bầu không nên ăn nhiều. Nếu ăn nhiều nhãn bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề như:

  • Chảy máu âm đạo.
  • Động thai.
  • Sảy thai.

Đặc biệt nếu bạn tiếp tục ăn nhãn nguy cơ sảy thai sẽ xuất hiện ở 3 tháng đầu và sinh non trong 3 tháng cuối.

Khuyến cáo này chỉ dựa trên kinh nghiệm của các bác sĩ chứ thực tế vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định bà bầu không được ăn nhãn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong khi mang thai, bà bầu không nên ăn nhiều nhãn. Mặt khác, nhãn có chứ rất nhiều đường nên sản phụ có tiền sử tiểu đường không nên ăn loại quả này.

Ăn nhãn vừa phải và sau khi sinh lại rất tốt

Ăn nhiều nhãn chắc chắn sẽ không tốt cho phụ nữ mang thai. Nhưng nếu bạn ăn vừa đủ vẫn mang đến một số lợi ích như:

  • Tăng cường sức khỏe: Nhãn chứa nhiều glocose và sucrose giúp bổ sung năng lượng tức thì cho bà bầu, chống lại cảm giác mệt mỏi, uể oải.
  • Cải thiện tiêu hóa: Bà bầu thường gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn, đầy hơi, táo bón. Nhãn có thể giúp các chị em giảm bớt những khó chịu thường gặp trên.
  • Tẩy giun tự nhiên: Nhãn chứa axit taric có tác dụng như một loại thuốc tẩy giun tự nhiên. Thay vào đó, bạn có thể ăn nhãn thay thế cho loại thuốc này.
  • Cung cấp vitamin: Nguồn dưỡng chất và vitamin C dồi dào tăng cường miễn dịch cho cả mẹ và bé.
  • Nhãn rất tốt cho phụ nữ sau sinh, giúp bổ máu, cải thiện các chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi. Ngoài ăn nhãn tươi, phụ nữ sau sinh có thể ăn nhãn khô (long nhãn) nấu cháo cùng với hạt sen, táo tầu khô là một món ăn rất bổ dưỡng giúp giảm căng thẳng thần kinh.

Trên đây là lời giải đáp cho việc bà bầu có nên ăn nhãn không. Mong rằng với những thông tin hữu ích này bạn sẽ bảo đảm an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé yêu.  Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo : 2khoe.com

Bình luận của bạn