Cách nhận biết triệu chứng của cảm cúm

triệu chứng của cảm cúm

Mỗi năm có khoảng 10-15% dân số mắc bệnh cảm cúm, trong đó tỉ lệ tử vong khoảng 300.000-500.000 người (Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO). Triệu chứng của cảm cúm khá dễ nhận biết, nhưng không ai hiểu được mức độ nghiêm trọng của bệnh này.

Cảm cúm là gì?

Cúm hay cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, dễ lây lan từ người này sang người khác khi người bệnh ho, hắt hơi khiến giọt nước bay trong không khí. Bệnh do virus gây ra, thường kéo dài khoảng 1 tuần.

Hầu hết người bị cảm cúm có thể bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với người già, trẻ em và người mắc bệnh có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Hiện nay có nhiều loại virus cúm nguy hiểm, trong đó nguy hiểm nhất là những loại virus H5N1, H1N1, H7N9…

Thông thường, trung bình mỗi người trưởng thành có thể bị cúm 2-3 lần/năm, trẻ em thì khoảng 6-7 lần/năm.

Những đối tượng dễ mắc cảm cúm nhất hiện nay bao gồm:

  • Người cao tuổi.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Thai phụ, bà mẹ đang cho con bú.
  • Những người thừa cân, béo phì.
  • Những người mắc bệnh tim, thận, đái tháo đường, hen suyễn…

Triệu chứng của cảm cúm

Các triệu chứng của cảm cúm thường xuất hiện đột ngột, bắt đầu 1-2 ngày sau khi bạn bị virus xâm nhập vào cơ thể. Triệu chứng của cảm cúm bao gồm:

  • Sốt cao hơn 40 độ C, ớn lạnh.
  • Ho, sổ mũi, hắt hơi kéo dài.
  • Đau họng, đau đầu và đau cơ.
  • Cơ thể mệt mỏi, nặng nhọc, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Cơn ho và cảm giác mệt mỏi kéo dài suốt 1 tuần.

Nhìn chung, triệu chứng của cảm cúm khá dễ nhận biết, người bệnh cần chú ý đến các biểu hiện bất thường như ho, sổ mũi, sốt cao…Người bệnh nhiễm virus cúm do khi hít các giọt nhỏ trong không khí mà người bệnh ho hoặc hắt hơi hoặc tiếp xúc vật mà người bệnh đã sử dụng.

Có thể bạn quan tâm: 10 Mẹo trị sổ mũi ngay tại nhà (dễ làm).

Một số trường hợp bệnh nhân cảm cúm có thể biến chứng ác tính: Người bệnh sốt rất cao, tức ngực, khó thở, chụp X-quang thấy phổi bị tổn thương. Khi đi khám và xét nghiệm sẽ phát hiện suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, viêm cơ tim, thậm chí suy đa phủ tạng và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Điều trị cảm cúm như thế nào?

Thông thường, để chẩn đoán bệnh cảm cúm, bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng lâm sàng và một số xét nghiệm như: xét nghiệm mẫu thử nước mũi, máu hoặc chụp X-quang để kiểm tra viêm phổi.

Đối với người có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao thì chỉ trong 1 tuần là tự khỏi bệnh khi nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ.

Hoặc, các bạn có thể dùng một số loại thuốc để giảm triệu chứng của cảm cúm như acetaminophen, ibuprofen, thuốc siro, thuốc thông mũi.

Lưu ý, không dùng aspirin trong điều trị cảm cúm. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự ý mua thuốc trị cảm cúm để tránh điều trị sai bệnh.

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng miếng dán nóng hoặc chườm khăn ấm để giảm tình trạng đau nhức mỏi cơ. Sử dụng máy phun sương để giảm tiết nước bọt, súc miệng bằng nước muối để giảm đau bụng.

Phòng bệnh cảm cúm

Bệnh cúm thường theo mùa, tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, với người già, trẻ em và người có sức đề kháng kém…cần có phác đồ điều trị triệt để, nếu để kéo dài có thể gây biến chứng, thậm chí gây tử vong.

Để ngăn chặn bệnh tiến triển và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, chúng ta cần:

– Nên tiêm vắc xin phòng ngừa cúm định kỳ.

– Uống nhiều nước để làm giảm tình trạng đờm nhày đặc từ phổi.

– Không hút thuốc lá, nghỉ ngơi khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi do cảm cúm.

– Rửa tay thường xuyên, tránh hắt hơi, ho nơi đông người.

– Gọi cho bác sĩ khi có triệu chứng đau, chảy dịch mủ từ tai, mũi.

Khi nghi ngờ triệu chứng của cảm cúm, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để có phác đồ điều trị phù hợp.

Mong rằng với những thông tin hữu ích về triệu chứng của cảm cúm trên đây, sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân và gia đình của mình.

Nguồn tham khảo : 2khoe.com

Bình luận của bạn