Bệnh lao (Tuberculosis) được chia làm hai loại chính là lao phổi và lao ngoài phổi. Trong đó, bệnh lao phổi chiếm đến 80% các trường hợp mắc bệnh. Với sự phát triển của uy tế, lao phổi là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Nhưng nhiều người vẫn chưa nắm được cách điều trị, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Những bệnh nhân bị lao sẽ được các bác sĩ cho sử dụng thuốc kháng sinh, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh, cụ thể:
Theo tổ chức Y tế Thế giới – WHO thuốc chữa lao hiện tại được chia thành 5 nhóm. Mỗi nhóm sẽ có hiệu quả nhất định trong từng thời điểm nhất định.
Đây là loại thuốc chống lao mạnh nhất và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nhóm này bao gồm các loại thuốc như isoniazid, Rifamycin, Pyrazinamide và Ethambutol.
Thuốc isoniazid:
Được sử dụng cho những bệnh nhân mang chủng kháng sinh isoniazid thấp. Thuốc được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1951, thuốc có hoạt tính chống lao, diệt vi khuẩn cao và chuyển hóa tốt nhất ở gan.
Thuốc Rifampicin:
Thuốc được sử dụng năm 1967, việc tìm ra loại thuốc này được xem là cuộc cách mạng trong phòng chống bệnh lao. Bởi nó là chất duy nhất có thể chống lại vi khuẩn M. tuberculosis trong cơ thể. Hiện, thuốc được chuyển hóa nhanh chóng qua gan.
Thuốc Pyrazinamide:
Có đặc tính khử trùng và được sử dụng trong 2 tháng đầu tiên. Thuốc đặc biệt hữu ích trong việc điều trị viêm màng não do lao. Cũng như 2 loại thuốc trên Pyrazinamide được chueyenr hóa qua gan và đôi khi sẽ xảy ra nhiêm độc gan ở người bệnh.
Thuốc Ethambutol:
Là loại thuốc chống lao thứ tư, nó có tác dụng tăng khả năng chống lao cao gấp 4 lần. Ra đời vào năm 1962, thuốc có tác dụng ức chế tế bào mycobacterial phát triển. Thuốc có tác dụng không cao trên những bệnh nhân có tiền sử bị bệnh thận.
Quá trình điều trị lao bằng thuốc sẽ được áp dụng trong 6 tháng và có thể lâu hơn tùy vào từng bệnh nhân. Mỗi loại thuốc chống lao khác nhau sẽ được chữa khỏi một trường hợp mắc bệnh nhất định. Bên cạnh đó, bạn nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, bởi nếu dừng lại giữa chừng sẽ dẫn đến nhiễm trùng và bệnh sẽ tái phát trở lại rất cao.
Thuốc chống lao tiêm là nhóm thuốc thứ hai được sử dụng trong trường hợp lao kháng thuốc. Các loại thuốc được sử dụng bao gồm:
Tất cả các loại thuốc trong nhóm 2 được sử dụng để tiêm bắp, phổ biến nhất là tiêm ở góc phần tư của mông. Bên cạnh đó, thuốc còn được sử dụng để tiêm tĩnh mạch.
Fluoroquinolones là thuốc chống lao được sử dụng nhiều nhất trong chế độ điều trị MDR. Các loại thuốc trong nhóm 3 được bác sĩ sử dụng bao gồm:
Sở dĩ việc sử dụng Levofoxacin và moxifloxacin cho bệnh nhân bị lao là bởi 2 loại thuốc này sẽ khắc phục được các chủng kháng ofloxacin tốt hơn so với ofloxacin và cung cấp một số bằng chứng cho thấy levofloxacin có thể vượt qua kháng lao tốt hơn so với các nhóm thuốc khác.
Thuốc chống lao thế hệ thứ hai được sử dụng bao gồm ethionamide và prothionamide. Hai loại thuốc này là những chất được hoạt động dựa trên các enziyme của mycobacterial.
Tuy ethionamide không được chứng minh có nhiều lợi thế chữa bệnh hơn prothionamide, nhưng tác dụng phụ của thuốc giống hệt nhau.
Thực tế đây không phải là những loại thuốc được Tổ chức Y tế thế giới – WHO khuyến khích sử dụng. Bởi các loại thuốc này được áp dụng trên mô hình động vật và không đảm bảo hiệu quả trên tất cả các bệnh nhân. Mặt khác, việc điều trị bằng các loại thuốc này tốn kém hơn nhiều so với các phương pháp khác trên thị trường. Các loại thuốc chống lao trong nhóm 5 bao gồm:
Để người bệnh nhanh hồi phục bệnh bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu protein, vitamin, khoáng chất, đạm trong bữa ăn hàng ngày như:
Đồng thời tránh ăn các thức ăn dầu mỡ, rượu, bia, các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
Có thể bạn chưa biết: Bệnh lao phổi lây qua con đường nào
Điều trị lao phổi tại nhà cần có thời gian dài, tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, kết hợp với việc cung cấp nguồn thực phẩm bổ dưỡng sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục sức khỏe tốt nhất.
Nguồn tham khảo:
Truy cập lần cuối: 31-12-2018 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK138743/
Truy cập lần cuối: 31-12-2018 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK247431/
Truy cập lần cuối: 31-12-2018 https://www.healthline.com/health/pulmonary-tuberculosis
Nguồn tham khảo : 2khoe.com