Niệu đạo là gì?
Tiểu tiện là nhu cầu thiết yếu của con người. Để quá trình tiểu tiện diễn ra thuận lợi, bộ máy tiết niệu phải làm việc hăng say, bao gồm cả niệu đạo. Vậy niệu đạo là gì. Niệu đạo có cấu tạo ra sao và nắm giữ vai trò gì. Hanoiward sẽ giúp bạn đưa ra lời giải đáp ngay sau đây.
Niệu đạo là gì?
Niệu đạo là một bộ phận quan trọng của hệ tiết niệu.
Trong cấu tạo giải phẫu cơ thể người, niệu đạo được mô tả là một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ tiểu. Giúp nước tiểu được đưa ra ngoài cơ thể một cách thuận lợi.
Ở nam giới, ngoài chức năng dẫn tiểu, niệu đạo còn là bộ phận dẫn tinh ra ngoài.
Nếu bộ phận này gặp trục trặc sẽ khiến toàn bộ quá trình đào thải nước tiểu trước đó bị gián đoạn hoặc ngưng trệ.
Niệu đạo có cấu tạo ra sao?
Tuy cùng đảm nhận vai trò dẫn nước tiểu ra ngoài nhưng cấu tạo niệu đạo ở nam và nữ có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể như sau:
Cấu tạo niệu đạo ở nữ:
- Ống niệu đạo dài từ 35 cm và có độ đàn hồi tốt.
- Miệng niệu đạo hẹp, được bảo vệ bởi môi nhỏ và môi lớn.
- Lỗ niệu đạo nằm ngay sau âm vật.
Cấu tạo niệu đạo ở nam:
- Ống niệu đạo dài từ 1820 cm, gấp 6 lần so với nữ giới.
- Ống này được chia làm 4 đoạn, bao gồm: Niệu đạo trước tiền liệt, niệu đạo tiền liệt, niệu đạo màng, niệu đạo xốp.
Chức năng của niệu đạo là gì?
Niệu đạo ở nam giới và nữ giới cùng đảm nhiệm chức năng chính là:
- Dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài.
- Trục xuất các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể qua đường niệu đạo.
- Riêng với nam giới, niệu đạo còn đảm nhiệm thêm một vai trò nữa là dẫn tinh ra ngoài. Hay còn gọi là xuất tinh.
Những bệnh lý thường gặp ở niệu đạo?
Hẹp niệu đạo và viêm niệu đạo là 2 bệnh niệu đạo thường gặp nhất ở nam, nữ.
Viêm niệu đạo
Bệnh viêm niệu đạo xảy ra khi niệu đạo bị các loại vi khuẩn có hại xâm nhập gây viêm.
Nguyên nhân:
- Vệ sinh không sạch sẽ.
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Lười uống nước, thường xuyên nhịn tiểu.
- Lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh có độ pH cao.
- Đã từng thực hiện các thủ thuật tại niệu đạo, sau tán sỏi, đặt ống thông tiểu…
Triệu chứng:
- Tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó.
- Nước tiểu từ màu vàng nhạt hoặc trong chuyển màu vàng đục. Mùi khai.
- Một số trường hợp chảy dịch mủ ở miệng niệu đạo.
- Sốt, cơ thể mệt mỏi, miệng niệu đạo sưng đỏ.
Nguy hại:
- Gây bí tiểu.
- Gia tăng các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu khác như: Viêm bàng quang, viêm thận, suy thận.
Hẹp niệu đạo
Viêm niệu đạo nếu kéo dài không được điều trị, viêm nhiễm sẽ gây bít tắc niệu đạo dẫn đến hẹp niệu đạo.
Nguyên nhân:
- Do chấn thương kéo dài.
- Do hậu quả của việc thực hiện thủ thuật, phẫu thuật tại cơ sở kém chất lượng.
Triệu chứng:
- Tiểu tiện khó khăn: Bí tiểu, tiểu đau, tiểu rắt.
- Nước tiểu lẫn máu hoặc tinh dịch.
- Quan sát thấy tia nước tiểu yếu, chảy nhỏ giọt không thành tia.
- Vùng chậu và bàng quang đau tức.
Nguy hại:
- Gây nhiễm khuẩn ngược dòng, ảnh hưởng đến niệu quản, thận, bàng quang.
- Áp xe bàng quang, suy thận.
- Suy giảm chức năng sinh lý ở nam, nữ.
Phòng tránh các bệnh lý tại niệu đạo bằng cách nào?
Để hạn chế tối đa nguy hại do bệnh lý niệu đạo gây ra, các bạn nên chủ động phòng ngừa bằng cách:
- Luôn vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ.
- Tình dục an toàn bằng cách quan hệ chung thủy hoặc sử dụng bao cao su.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, trung bình từ 2 3 lít nước/ngày.
- Đi tiểu ngay khi có nhu cầu, tuyệt đối không nhịn tiểu.
- Thăm khám, điều trị ngay khi bản thân có triệu chứng bất thường tại niệu đạo.
Niệu đạo là “mắt xích” quan trọng trong hệ tiết niệu. Nhờ niệu đạo mà quá trình bài tiết nước tiểu diễn ra trọn vẹn. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ niệu đạo là gì. Đồng thời nắm rõ chức năng và cách phòng tránh hiệu quả.
Nguồn tham khảo : 2khoe.com
10 -2018 đến Nay: Làm việc tại Siêu âm Phụ Khoa 10
2017 - nay: Làm việc tại Khoa chuẩn đoán hình ảnh bệnh viện Phụ Sản Hà Nội & Bệnh viện đa khoa Tư Nhân Sông Thương
2010 - 2016 : Học Bác sĩ đa Khoa - ĐH Y Hà Nội
Khoá 2017 - Bác sĩ chuẩn đoán hình ảnh - Đại Học Y Hà Nội