Nếu không mắc các bệnh lý về hệ bài tiết, thông thường nước tiểu đục là do lười uống nước, sử dụng thuốc kháng sinh hoặc do thực phẩm. Vấn đề này rất dễ khắc phục, do đó không gây ảnh hưởng gì.
Ngược lại, nếu nước tiểu đục kéo dài đi kèm đau buốt, dịch mủ, … Hãy đến ngay cơ sở y tế thăm khám bởi nhiều khả năng, bạn đang mắc phải những bệnh lý nguy hiểm.
Nước tiểu ở trạng thái bình thường sẽ có màu trong hoặc vàng nhạt. Khi nước tiểu đục, người bệnh nên theo dõi sát sao.
Nếu tình trạng này kéo dài kèm thêm nhiều biểu hiện bất thường đi kèm. Nhiều khả năng là dấu hiệu bệnh lý.
Dưới đây là 5 nhóm nguyên nhân gây nước tiểu đục thường gặp mà chúng ta nên chú ý.
Đường tiết niệu của con người gồm: Niệu đạo, bàng quang, niệu quản, thận.
Nếu vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn…Vi khuẩn, virus có hại sẽ tấn công vào niệu đạo gây viêm.
Viêm càng kéo dài, những bộ phận khác trong đường tiết niệu càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguy hại nhất phải kể đến chính là viêm bàng quang, sỏi thận, suy thận.
Nhiễm trùng đường tiết niệu khiến nước tiểu đục màu, mùi khai nồng. Bên cạnh đó, người bệnh còn đi tiểu buốt rắt, tiểu ra mủ, khó đi tiểu. Đau bụng dưới thường xuyên, mệt mỏi.
Nước tiểu đục cũng có thể xảy ra với những trường hợp mắc lậu, Chlamydia hay viêm niệu đạo. Đây là 2 bệnh lý lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm.
Sở dĩ khi mắc bệnh nước tiểu chuyển màu đục là do đường tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương.
Để bảo vệ đường tiết niệu, cơ thể sẽ sản sinh ra các tế bào bạch cầu hòa lẫn vào nước tiểu. Khiến nước tiểu vẩn đục.
Một số trường hợp lậu, Chlamydia khiến nước tiểu kèm theo dịch mủ. Người bệnh phải sống chung với cảm giác đau buốt, nóng rát khi tiểu tiện.
Vi khuẩn gây bệnh thường có xu hướng di chuyển ngược dòng, từ niệu đạo lên quàng quang, thận.
Nhiễm trùng thận, suy thận do đó chính là mức độ nguy hiểm nhất trong các bệnh viêm đường tiết niệu thường gặp.
Cũng giống như các bệnh viêm đường tiết niệu khác, nhiễm trùng thận khiến nước tiểu sẫm màu hơn.
Một số triệu chứng khác đi kèm là: Sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn, nôn. Thường xuyên bị chuột rút, đau lưng.
Trường hợp nghiêm trọng, nước tiểu có thể lẫn máu.
Nước tiểu đục là rắc rối thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa khiến lượng đường dư thừa.
Để khắc phục tình trạng này, cơ thể phải bài tiết nhiều hơn để loại bỏ lượng đường tồn dư trong máu. Đây là nguyên nhân khiến cho nước tiểu luôn sậm màu.
Những người mắc tiểu đường còn có triệu chứng: Sụt cân đột ngột, thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều, cơ thể mệt mỏi, thị lực kém, chán ăn, huyết áp cao…
Ở nữ giới, nước tiểu đục còn là dấu hiệu cho thấy chị em đang mắc viêm âm hộ – âm đạo. Theo thống kê, viêm âm đạo xảy ra ở hơn 90% đối tượng nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Ít nhất là một lần trong đời.
Nguyên nhân gây viêm âm hộ- âm đạo thường do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ.
Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, thụt rửa âm đạo thường xuyên, lạm dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ.
Viêm âm hộ- âm đạo khiến người bệnh chịu nhiều khó khăn, phiền toái.
Vùng kín ra nhiều khí hư bất thường, mùi hôi. Tiểu đau, tiểu buốt, nước tiểu đục. Quan hệ đau rát, chảy máu.
Nước tiểu đục do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trên đây chỉ là 5 nhóm nguyên nhân thường gặp nhất trong cuộc sống.
Hy vọng, các bạn sẽ nắm được những thông tin cơ bản về bệnh để sớm nhận biết, điều trị.
Phòng ngừa nước tiểu đục rất đơn giản. Hãy luôn giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn.
Uống nhiều nước mỗi ngày, không nhịn tiểu. Đồng thời, thường xuyên vận động để cơ thể khỏe mạnh.
Hãy luôn chia sẻ với các chuyên gia y tế của hanoiward.com về những rắc rối bạn gặp phải để được giải đáp nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí nhé.
Nguồn tham khảo : 2khoe.com