Tinh hoàn ẩn là gì?

Tinh hoàn ẩn là gì

Tinh hoàn ẩn là tình trạng 1 hoặc cả 2 tinh hoàn không di chuyển về đúng vị trí trong bìu của nó. Tinh hoàn bị ẩn thường phổ biến ở những bé trai sinh sớm hơn dự kiến.

Bạn biết gì về hiện tượng tinh hoàn ẩn?

Trong vài tháng cuối thai kỳ, thai nhi trải qua rất nhiều thay đổi. Mắt mở rộng hơn, dần hình thành xương, cân tăng.

Và với bé trai thì đó cũng là lúc tinh hoàn dần dần chuyển từ bụng dưới đến bìu (túi da bên dưới dương vật).

Trong thường hợp quá trình di chuyển (khoảng 1 tháng đầu) không diễn ra bình thường hoặc bởi một sự cố nào đó tinh hoàn không rơi vào được bìu thì đó là tinh hoàn ẩn.

Theo thống kê, tình trạng tinh hoàn ẩn hoặc lạc trỗ thường rơi vào các bé trai 6 tháng tuổi. Bé có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật.

Do đâu mà tinh hoàn không xuống được bìu

Hiện tượng tinh hoàn ẩn, đi lạc chỗ vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác, có thể do gen, sức khỏe của mẹ hay tác động từ môi trường bên ngoài làm ảnh hưởng tới hoạt động của hormone thần kinh.

Mặc dù các nguyên nhân không rõ ràng, nó cũng có thể là:

  • Sinh sớm;
  • Di truyền;
  • hội chứng Down, tình trạng sức khỏe;
  • Cân nặng khi sinh thấp;
  • Cha hoặc mẹ hít phải thuốc trừ xâu, chất kích thích độc hại.

Bé bị tinh hoàn ẩn cũng có nhiều khả năng từ người mẹ như:

  • Béo phì
  • Bị tiểu đường (loại 1, loại 2);
  • Hút thuốc lá hoặc uống rượu khi mang thai.

Tinh hoàn ẩn có nguy hiểm hay không?

Do bệnh xảy ra với bộ phận sinh dục thế nên, tinh hoàn bị ẩn chắc chắn sẽ nguy hiểm, nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản cũng như tiền đề cho các bệnh lý xấu ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Các bệnh lý xấu có thể kể đến như:

Ung thư tinh hoàn:

Ung thư tinh hoàn là căn bệnh ác tính, xảy ra ở 1 bên hoặc cả 2 bên tinh hoàn. Những người bị tinh hoàn ẩn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn.

Ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng:

Việc tinh hoàn không xuất hiện đúng chỗ của nó sẽ làm lượng tinh trùng giảm đi, chất lượng tinh trùng kém và khả năng sinh sản của nam giới giảm đi.

Điều này có thể là do sự phát triển bất thường của tinh hoàn, nếu không được điều trị trong thời gian dài có thể trở nên tồi tệ hơn.

Xoắn tinh hoàn:

Là xoắn các dây chứa mạch máu, dây thần kinh và ống dẫn tinh dịch từ tinh hoàn đến dương vật. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mất hẳn cơ quan này. – Xem chi tiết Xoắn tinh hoàn là gì?

Chấn thương:  

Nếu một tinh hoàn bị ẩn và nằm ở háng, nó có thể bị tổn thương do áp lực đối với xương mu.

Ngoài ra, khi tinh hoàn không bình thường ở đây là ẩn trong vụng dưới cũng có thể gây thoát vị bẹn cho người mắc phải.

Đối với trẻ em thì thoát vị bẹn rất nguy hiểm, các mẹ cần lưu ý.

Tiếp tục xem phần dưới của bài viết tinh hoàn ẩn là gì, chúng tôi sắp hướng dẫn các bạn phát hiện vấn đề là như thế nào nhé !

Làm thế nào để phát hiện tinh hoàn ẩn?

Thông thường, để phát hiện tinh hoàn ẩn bậc phụ huynh thường sờ nắn tinh hoàn để kiểm tra.

Tuy nhiên, để việc chuẩn đoán chính xác, thì tại các bệnh viện bác sĩ thường kiểm tra ở cả 2 bên tinh hoàn.

Một số phương pháp được dùng hiện nay, để xác định bé có bị tinh hoàn ẩn hay không đó là:

Chẩn đoán bằng siêu âm:

Siêu âm tinh hoàn là một trong những phương pháp chuẩn đoán tinh hoàn ẩn thông dụng nhất, quá trình thực hiện nhanh gọn, dễ dàng tìm ra vị trí, kích thước của tinh hoàn và được đánh giá là không gây hại cho bé.

Chụp CT Scan:

Phương pháp này có thể phát hiện tinh hoàn nằm ở bất cứ bộ phận nào, kích thước, nếu bác sĩ nghi ngờ bé bị tinh hoàn ẩn thoái hóa ác tính hoặc có sự bất thường.

Bên cạnh đó, một số phương pháp như xét nghiệm NST, sinh hóa HCG… cũng được các bác sĩ thường xuyên áp dụng.

Phải làm gì khi tinh hoàn của bé trai bị ẩn?

Để điều trị tinh hoàn ẩn thường có 2 phương pháp đó là cân bằng nội tiết tố và phẫu thuật:

Điều trị nội tiết tố là tiêm hormone (HCG).

Hormone này sẽ tác động khiến tinh hoàn di chuyển đến bìu của trẻ.

Điều trị nội tiết tố thường không được khuyến khích vì nó ít hiệu quả hơn nhiều so với phẫu thuật và có thể làm tổn thương ống dẫn tinh.

Phẫu thuật:

Phương pháp này được áp dụng khi sử dụng tiêm nội tiết tố không thành công.

Theo các chuyên gia, trẻ nên được phẫu thuật trước 2 tuổi và nếu trẻ đảm bảo sức khỏe mới thực hiện phương pháp này được.

Trường hợp trẻ bị ẩn tinh hoàn cả 2 bên, thì mỗi thủ thuật sẽ được áp dụng cách nhau khoảng 6 tháng.

Phẫu thuật sớm sẽ giảm nguy cơ teo tinh hoàn và các biến chứng nguy hiểm khác.

Do chưa có cách đề phòng ngừa tinh hoàn ẩn, vì vậy trong thời gian mang thai mẹ nên thật cẩn trọng và kiêng cữ đầy đủ.

Thai phụ nên thường xuyên thăm khám thai kỳ để tránh nguy cơ sinh non.

Sau khi sinh, cần theo dõi và kiểm tra tinh hoàn của trẻ để được hỗ trợ kịp thời nếu trẻ bị tinh hoàn ẩn.

Nguồn tham khảo : 2khoe.com

Bình luận của bạn