Tá dược là gì? Thông tin về tá dược cơ bản

tá dược là gì

Gần đây, hộp thư của hanoiward.com nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến tá dược là gì. Tại sao trên bao bì thuốc luôn có dòng chữ tá dược vừa đủ.

Thậm chí, nhiều bạn đã search GG nhưng do có quá nhiều thông tin trái chiều nên vẫn chưa nắm rõ. Nếu đây cũng là vấn đề bạn quan tâm, hãy cùng theo dõi bài viết để nắm được câu trả lời nhé.

Tá dược là gì?

Tá dược là tên gọi chỉ chung các chất phụ gia, chất liên kết.

Việc sử dụng tá dược trong quá trình sản xuất thuốc giúp các loại thuốc ổn định về mặt hóa học, vật lý, sinh học, vi trùng học…

Một mặt, tá dược góp phần ổn định các dạng thuốc. Mặt khác, tá dược giúp thuốc phát huy tối đa công dụng theo đúng như mong muốn của nhà sản xuất.

Chỉ cần thay đổi về liều lượng và loại tá dược, công dụng của thuốc sẽ thay đổi. Do đó, tá dược luôn là bí mật mà các nhà sản xuất thuốc không thể tiết lộ.

Tá dược không có tác dụng chữa bệnh nếu sử dụng độc lập.

Vai trò của tá dược trong việc sản xuất thuốc

Tá dược là thành phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất thuốc tân dược. Vai trò của tá dược là:

  • Tăng độ hòa tan của thuốc.
  • Bảo vệ các dược chất trong thuốc. Giúp thuốc không bị phân hủy hoặc biến đổi sang dạng khác.
  • Tăng khả năng giải phóng, giúp cơ thể hấp thu thành phần thuốc trọn vẹn.
  • Khắc phục tình trạng oxy hóa của thuốc ở nhiệt độ cao. Từ đó kéo dài hạn sử dụng.

Các loại tá dược phổ biến

Bên cạnh những thành phần thuốc chuyên dụng, ngành sản xuất thuốc còn sử dụng những loại tá dược phổ biến sau.

Chất chống dính

Để các viên thuốc không dính chặt lấy nhau khi đóng gói nhà sản xuất thường sử dụng chất chống dính có tên magie stearat.

Chất kết dính

Trái với chất chống dính, chất kết dính giúp các thành phần có trong thuốc liên kết chặt chẽ hơn. Thuốc không bị mềm, mủn mà sẽ thành khối cố định.

Chất bao phủ

Chất bao phủ được ví như một tấm màng chắn, giúp thuốc được bao bọc và bảo vệ tốt hơn. Thuốc khó bị phân hủy bởi nhiệt độ hoặc môi trường ẩm thấp.

Chất làm tan

Hầu hết thuốc tân dược sử dụng chất làm tan. Chất này giúp cho viên thuốc khi đưa vào cơ thể sẽ vỡ ra và hòa tan hoàn toàn. Cơ thể nhờ đó hấp thu thuốc được tốt hơn.

Chất làm đầy

Chất làm đầy có tác dụng tương tự như bột nở trong thực phẩm. Chúng giúp tăng thể tích thuốc, tiết kiệm nguyên liệu. Đồng thời giúp việc sử dụng thuốc dễ dàng.

Hương liệu

Thành phần thuốc tân dược không phải khi nào cũng có mùi dễ chịu. Do đó, việc sử dụng hương liệu sẽ giúp thuốc có vị hấp dẫn hơn. Đây chính là lý do vì sao bạn lại thấy một số thuốc có vị ngọt nhưng thuốc khác lại vị đắng, chua hoặc mặn.

Màu thực phẩm

Đôi khi, nhà sản xuất còn sử dụng màu thực phẩm để thuốc có nhiều màu sắc bắt mắt hơn. Màu sắc cũng giúp người bệnh phân biệt thuốc dễ dàng hơn.

Chất bảo quản

Danh sách những loại tá dược thường dùng chắc chắn không thể thiếu chất bảo quản. Chất này giúp thuốc được bảo quản thời gian dài hơn.

Chất làm ngọt

Ông cha ta có câu nói: “Thuốc đắng dã tật.” Vậy nhưng, sẽ thật khó khăn nếu phải sử dụng những viên thuốc đắng ngắt. Thêm một chút dư vị ngọt ngào sẽ khiến thuốc dễ uống hơn phải không.

Tá dược có gây tác dụng phụ không?

Về lý thuyết, tá dược là chất không chứa hoạt tính nên đặc biệt an toàn. Tuy nhiên, trên thực tế, tá dược vẫn có thể gây tác dụng phụ trong những trường hợp sau:

  • Cơ sở sản xuất thuốc sử dụng nhầm tá dược. Thuốc do đó vượt ngưỡng tối đa của liều điều trị. Người bệnh nếu mua nhầm loại thuốc này rất dễ bị dị ứng, sốc thuốc, ngộ độc thuốc.
  • Thuốc được làm giả, làm nhái tại những cơ sở kém chất lượng. Do đó, chất lượng thuốc không được kiểm định chặt chẽ.
  • Quá trình bảo quản thuốc không tốt.

Chắc hẳn, những chia sẻ nêu trên đã giúp các bạn có những thông tin tổng quan nhất về tá dược là gì. Để tránh gặp phải những tác dụng phụ do tá dược gây nên, bạn hãy mua thuốc tại địa chỉ uy tín. Đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhé.

Nguồn tham khảo : 2khoe.com

Bình luận của bạn